Thursday, January 31, 2008

Animusic

From Wikipedia, the free encyclopedia.

Animusic is an American company specializing in the 3D visualization of MIDI-based music. Founded by Wayne Lytle, it is incorporated in New York and has offices in Texas and California. The initial name of the company was Visual Music, changed to Animusic in 1995.

The company is known for its Animusic compilations of computer-generated animations, based on MIDI events processed to simultaneously drive the music and on-screen action, leading to and corresponding to every sound.

Unlike many other music animations, the music drives the animation. Other animations animate figures or characters to the music, while the animations here are created first, then will follow and play what the music tells them to play. 'Solo cams' in the Animusic DVD shows how each instrument actually plays through a piece of music from the beginning to end.

Many of the instruments appear to be robotic or play themselves using curious methods to produce and visualize the original compositions. The animations typically feature dramatically-lit rooms or landscapes.

The music of Animusic is principally pop-rock based, consisting of straightforward sequences of triggered samples and digital patches mostly played "dry"; i.e., with few effects. There are no lyrics or voices, save for the occasional chorus synthesizer. According to the director's comments on DVD 2 (see below), most instrument sounds are generated with software synthesizers on a music workstation. Many sounds resemble stock patches available on digital keyboards, subjected to some manipulation, e.g. pitch / playback speed, to enhance their timbre.

If you want more information on the Animusic, click on the link listed below:

http://en.wikipedia.org/wiki/Animusic











Animusic - 01 - Future Retro:


Animusic - 02 - Stick Figures:


Animusic - 03 - Aqua Harp:


Animusic - 04 - Drum Machine:


Animusic - 05 - Pipe Dream:


Animusic - 06 - Acoustic Curves:


Animusic - 07 - Harmonic Voltage:


Animusic 2 - 01 - Starship Groove:


Animusic 2 - 02 - Pogo Sticks:


Animusic 2 - 03 - Resonant Chamber:


Animusic 2 - 04 - Cathedral Pictures:


Animusic 2 - 05 - Pipe Dream 2:


Animusic 2 - 06 - Fiber Bundles:


Animusic 2 - 07 - Gyro Drums:


Animusic 2 - 08 - Heavy Light:


Animusic - Laser Show:


Animusic - Beyond the walls:


Animusic:


Frets on Fire - Animusic - Pipe Dream:

Nhac Quan Chung

Anh Tien Tuyen, Em Hau Phuong - Nhu Quynh & Truong Vu:


Bong Nho Duong Chieu - Phuong Dung:


Chuyen Di Ve Sang - Tran Thien Thanh & Manh Phat - Hoang Oanh & Trung Chinh:


Chuyen Tau Hoang Hon & Canh Buom Chuyen Ben - Thanh Thuy:


Dem Buon Tinh Le - Tuan Vu:


Doi Mat Nguoi Xua - Duy Khanh:


Duong Ve Que Huong - Quang Le:


Hanh Trinh Tren Dat Phu Sa - Huong Thuy & Tam Doan:


Hoa Trinh Nu - Tran Thien Thanh - Thai Chau:


Lien Khuc - Che Linh & Thanh Tuyen:


Lien Khuc Can Nha Ngoai O - Phi Nhung & Ha Vy:


Mong Ban Dau - Nhu Quynh:


Mua Dem Ngoai O - Huong Lan:


Mua Nua Dem - Tuan Vu & My Huyen:


Mua Rung - Huynh Anh - Phi Nhung:


Muoi Thuong - Tam Doan:


Nhung Con Duong Trang - Tram Tu Thieng & To Kieu Ngan - Hoang Oanh:


Nua Dem Ngoai Pho - Truc Phuong - Thanh Thuy:


Quan Nua Khuya - Tuan Khanh - Phuong Diem Hanh:


Rung La Thap - Che Linh & Phuong Vu:


Sau Co Do - Duy Khanh:


Suong Trang Mien Que Ngoai - Quang Le:


Ta Tu Trong Dem - Tran Thien Thanh - Phuong Dung & Bang Tam:


Thanh Pho Buon - Che Linh:


Tinh Yeu Da Mat - Pham Manh Cuong - Phuong Hong Ngoc:


Xin Anh Giu Tron Tinh Que - Duy Khanh:


Xuan Nay Con Khong Ve - Quang Le:

Sunday, January 27, 2008

Hồ Xuân Hương

About Ho Xuan Huong:

The American Poetry Review --
John Balaban --

Ho Xuan Huong was born at the end of the second Le Dynasty (1592-1788), a period of calamity and social disintegration. Nearly 900 years had elapsed since Ngo Quyen had driven out the Chinese to establish an independent Vietnam modeled, nevertheless, on the Chinese court and its mandarinate. By the end of the Le period, the Confucian social order had calcified and was crumbling. In the North, the powerful Trinh clan controlled the Le kings and their court at present-day Hanoi. The Trinh warred with the Nguyen clan whose southern Hue court was aided by Portuguese arms and French troops recruited by colonial missionaries. Finally, adding to decades of grim chaos, in 1771 three brothers known as the Tay-Son began a populist rebellion that would vanquish the Trinh, the Le, and the Nguyen rulers, seizing Hanoi, Hue, and Saigon, and creating their own short-lived dynasty (1788-1802) that would soon fall to the Nguyen.
This period of social collapse and ruin was, perhaps not surprisingly, also a high point in the long tradition of Vietnamese poetry. As Dante says in his De vulgari eloquentia, "the proper subjects of poetry are love, virtue, and war." The great poetry of this period--like Nguyen Du's famous Tale of Kieu--is filled with individual longing, with a sense of "cruel fate," and with a searching for something of permanence. Warfare, starvation, and corruption did not vanquish poets like Nguyen Du and Ho Xuan Huong, but deepened their work.

What is immediately surprising about Ho Xuan Huong's writing is that she wrote at all--further, that she earned immediate and continuing acclaim. After all, she was a woman writing poetry in a male, Confucian tradition. While women have always held high position in Vietnamese society--sometimes leading armies, often advising rulers, and always involved in the management of wealth--few were acclaimed as poets, perhaps because few were tutored in the rigorous literary studies given young men preparing to take the imperial exams in hopes of finding their places in the bureaucratic hierarchy that governed Vietnam from 939 AD into the twentieth century. (1)

Also surprising is what she wrote about. At the end of the Le Dynasty, when the social status of women was sharply reduced, she constantly questioned the order of things, especially male authority. The rigid feudalism of the latter Le Dynasty took the 2000-year-old Confucian Book of Rites as its fundamentalist guidebook in which a woman "when unmarried, should obey her father; when married, her husband, and, if widowed, her son." There were "seven justifications for abandoning a woman: 1, if she bears no child, 2, if she commits adultery, 3, if she does not respect her in-laws, 4, if she gossips, 5, if she steals, 6, if she is given to jealousy, and 7, if she has an incurable disease." To make matters worse, dowry and wedding rules had become so expensive and complicated by Ho Xuan Huong's time that fewer women of her class were getting married; more were becoming concubines. (2) While Ho Xuan Huong's poetic attacks on male authority might seem normal enough for fin de siecle Americans and other Westerners, for her time it was shocking and personally risky.

In addition, she chose to write in Nomna writing system that represented Vietnamese speech rather than Chinese, the language of the mandarin elite. Her choice to write poetry in Nom, as Chaucer chose to write in English and Dante in Italian, gives her poetry a special Vietnamese dimension filled with the aphorisms and speech habits of the common people. (3) Indeed, the modern poet Xuan Dieu called her "the Queen of Nom poetry."

But, finally, the most surprising fact is that the greater part of her poems--each a marvel in the sonnet-like lu-shih style--are double entendres: each has hidden within it another poem with sexual meaning. In these poems we may be presented with a view of three cliffs, or a limestone grotto, or scenes of weaving or swinging, or objects such as a fan, some fruit, or even a river snail--but concealed within almost all of her perfect lu-shih is a sexual design that reveals itself by pun and imagistic double-take. No other poet dared this. Sex, of course, is a forbidden topic in this literary tradition. As Huu Ngoc and others have pointed out, Confucianism even banished the nude from Vietnamese art. (4) For her erotic attitudes, Ho Xuan Huong turned to the common wisdom alive in peasant folk poetry and proverbs, attitudes that from her literary pen might be read more accurately as defiance rather than as a psychosexual malady, as some of her critics have charged.

So, in a time when death and destruction lay about, when the powerful held sway and disrespect was punished by the sword, how did she get away with the irreverence, the scorn, and the habitual indecency of her poetry? The answer lies in her excellence as a poet and in the paramount cultural esteem that Vietnamese have always placed on poetry, whether in the high tradition of the literati or the oral folk poetry of the common people. Quite simply, she survived because of her exquisite cleverness at poetry. Khen ai kheo ve canh tieu so, she sometimes writes in response to natural wonders: "Praise whoever sketched this desolate scene." It was her own skill in composing two poems at once, one hidden in the other, which captured her audiences--from common people who could hear in her verse echoes of their folk poetry, proverbs, and village common sense, to Sinophile court mandarins who bantered with her in verse, who valued her poetic skills, and who offered her their protection. (5) Her verbal play, her wicked humor, her native speech, her spiritual longing, her hunger for love, and her anger at corruption must have been tonic.

Notes

1. A visitor to Hanoi can still see, in a courtyard of the Temple of Literature, the magnificent stone turtles with huge stele set upon their backs and carved with the names of the highest-ranking scholars from 1442 to 1779. The last exam was in 1919.

2. Following Hoa Bang, Ho Xuan Huong, Nha Tho Cach Mang, (Saigon: Nha Xuat Ban Bon Phuong, 1953), pp. 100 and 103.

3. Recent scholarship has also turned up poems that she wrote in Chinese. See Dao Thai Ton, Tho Ho Xuan Huong (Hanoi: Nha Xuat Ban Giao Duc, 1996).

4. Huu Ngoc and Francoise Correze, Ho Xuan Huong, ou le voile dechire (Hanoi: Fleuve Rouge, 1984), p. 31.

5. Such as Chieu Ho, fond of teasing her in poetry, who some scholars (but not all) identify as the high-ranking official Pham Dinh Ho.









John Balaban's own poetry has received two nominations for the National Book Award and has most recently received the 1998 William Carlos Williams Award for Locusts at the Edge of Summer: New and Selected Poems. He teaches at North Carolina State University, Raleigh.




Đôi Điều Về Tiểu Sử Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương
(Trích từ website Hội Sinh Viên Na Uy)

Trần Mạnh Thường


Trong nền văn học Việt Nam, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả các văn bản sáng tác của nữ sĩ họ Hồ vẫn còn là những vấn đề đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu. Riêng về cuộc đời riêng tư của nhà thơ, cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cả.

Trong phần mở đầu bài thơ "Hồ Xuân Hương - người đó là ai"cố nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Trung Thông, nguyên Viện trưởng Viện Văn học vốn người xứ Nghệ, làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu đã viết:

Người ta nói nhiều về
Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng lại ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ...


Qua đoạn thơ trên, đủ thấy việc nghiên cứu, giới thiệu tiểu sử nữ sĩ họ Hồ quả là một việc phức tạp. Đó phải chăng cũng là một hiện tượng đặc biệt của nữ sĩ? mà giới nghiên cứu văn học nước nhà luôn luôn quan tâm trong nhiều thập kỷ.

Việc dựng một tiểu sử đầy đủ, chân thực, chính xác về Hồ Xuân Hương vẫn là đề tài nghiên cứu nóng hổi đang chờ phía trước đối với các nhà nghiên cứu.

Cho đến nay, bằng những tư liệu văn học và qua những nguồn thư tịch (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ nên hình dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng:

Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.

(*) Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên tạp chí Văn học số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trậ Thanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786).

Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư - Hà Nội). ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường(**).

(**) Cổ Nguyệt đường: có thể là phòng văn, cũng có thể là nơi dạy học. Điều chắc chắn đó là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, tiếp bạn bè.

Nhiều tài liệu cho biết, Hồ Xuân Hương ở với mẹ, có đi học, sáng dạ, thông minh, nhưng không được học nhiều, thích làm thơ. Bà có một bạn thơ rất đỗi tri âm, tri kỉ là Chiêu Hổ. Nhưng Chiêu Hổ là ai? vẫn còn là một ẩn số?

Cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn, xây dựng gia đình, nhưng chẳng mấy hạnh phúc - Cuộc hôn nhân (làm lẽ) với Tổng Cóc, một tên ác bá, ngu dốt, là một nỗi đau buồn của nhà thơ. Khi làm lẽ ông Phủ Vĩnh Tường cũng chẳng vui vẻ, hạnh phúc gì hơn!

Như vậy, qua nghiên cứu khác nhau, cho thấy đã có một sự đồng nhất về quê hương bản quán, nơi sinh, nơi ở và cuộc đời riêng tư của bà - Điểm dị đồng là người cha?

Còn về năm sinh tháng đẻ, có nhiều tài liệu rất chung chung: "Bà sống vào khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn". Đây là một quãng thời gian hết sức co dãn, rất rộng (*), cốt để dung hoà nhiều giả thiết về thời điểm sống của nhà thơ, trước khi chưa có một tài liệu đủ cơ sở chắc chắn khẳng định thời điểm sống của bà.
(*) Vì cuối Lê kéo dài 255 năm từ Lê Duy Ninh niên hiệu Nguyễn Hoà (1533-1548) đến Lê Duy Kì niên hiệu Lê Chiêu Thống (1787-1788). Đầu triều Nguyễn là Gia Long (1802-181819). Nếu chưa kể đến đời sau thì giữa "cuối Lê" đến đầu Nguyễn còn có triều Tây Sơn.

Nhưng mới đây người ta đã phát hiện một tài liệu mới nhất "Xuân đường đàm thoại", có nhiều tư liệu để giải thích thời điểm sống của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nếu căn cứ vào những chi tiết trong "Xuân đường đàm thoại" thì Hồ Xuân Hương sinh ra vào đầu triều Nguyễn. Nếu đó là hiện thực, buộc chúng ta phải xếp nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào "Chiếu văn học" của triều Nguyến chứ không phải là triều Tây Sơn, lại càng không phải thời "cuối Lê". Việc sắp xếp này có một ảnh hưởng lớn đến văn học sử Việt Nam, cũng như những nhận định, bình giá thơ văn của nữ sĩ.

Và nếu như "Xuân đường đàm thoại" là đúng, thì Hồ Xuân Hương cũng không thể qua đời trước 1842 một thời gian rất lâu, như ta đã biết qua "Thương sơn thi tập" của Nguyễn Phúc Miên Thẩm - tức Tùng Thiên vương - bởi năm 1842 Tùng Thiên vương hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc Hà tiếp sứ thần nhà Thanh, ông có tới vãng cảnh hồ Tây và đã viết một loạt 14 bài thơ, trong đó có bài tỏ lòng thương cảm nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã quá cố:

...."Chớ có dẫm lên mộ Xuân Hương nhé. Vì ở dưới suối vàng, nàng còn đang ôm mối hận rút nhầm tơ (duyên)" - (dịch văn xuôi).

Vì theo "Xuân đường đàm thoại" (thì đến năm 1869(*)) chúng ta vẫn còn có một Hồ Xuân Hương thì sĩ mà cái chết của bà đã làm rung động can tràng của các bậc "tao nhân mặc khách" bên nậm rượu - Song tất cả những nhận định trên cũng chỉ là những nhận định, suy luận mà thoi vì chưa có một tài liệu nào cụ thể chính xác để khẳng định tác phẩm tác giả Hồ Xuân Hương một cách dứt khoát cả.
(*) Niên hiệu Tự Đức thứ 22

Nhưng, dù chưa thật chính xác, đầy đủ, hoàn hảo và dù độ tin cậy chưa cao, suốt mấy thập kỷ qua, biết bao nhà nghiên cứu văn học, dày công sưu tầm vẫn chưa tạo dựng được một số nữ thi sĩ họ Hồ bằng xương bằng thịt đích thực. Nhưng họ cũng đã vẽ nên được bóng dáng nữ sĩ độc đáo có cha có mẹ, có quê cha đất tổ, có cả thời gian sinh thành, ly biệt và cuộc đời tình duyên riêng tư của bà không mấy xuôn xẻ hạnh phúc, nếu không muốn nói là bất hạnh. Âu cũng là một công việc đáng ghi nhớ, dù chưa thoả mãn lòng mong mỏi của bạn đọc trong nhiều thế hệ.

Trần Mạnh Thường.











Thơ Hồ Xuân Hương:

Tự tình (II)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom(1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc.(2)
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om(3)?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!(4)

(1) Bom: Mỏm đất.
(2)-(3) Mõ và chuông dùng trong nhà chùa có tác dụng làm nguôi dịu lòng người. ở đây nhà thơ vận dụng khác. Mõ thảm, chuông sầu: Tiếng lòng sầu thảm trong đêm khuya vắng lặng không khua không đánh mà vẫn vang lên dữ dội những âm thanh khô khốc, ầm ĩ, cốc như mõ và om như chuông.
(4) Già tom: Như già đanh.Tục ngữ: "Trẻ dôi ra, già co lại".












Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,(1)
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.(2)
Thân này ví biết dường này nhỉ(3)
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

(1)-(2) Vận dụng các thành ngữ "Cố đấm ăn xôi", "Làm mướn không công".
(3) Dường này: nông nổi cụ thể ra đến thế này.











Không chồng mà chửa

Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm nàng có biết chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,(1)
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.(2)
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?(3)
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.(4)
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có, nhưng mà có, mới ngoan!

(1)-(2) ở đây, dùng lối chơi chữ Hán. Chữ Thiên là trời nhô đầu lên thì thành chữ Phu là chồng; chữ Liễu là rõ hoặc hết, đồng âm với cây liễu chỉ người con gái, nếu thêm một nét ngang thì thành chữ Tử là con. Hai câu này ý nói: Gái chưa chồng mà sao đã có con trong bụng?
(3)-(4) Tình và nghĩa gắn liền đặc tính truyền thống của ta. Hồ Xuân Hương nhấn mạng cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó thường vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ.
(5) Tác giả đứng về phía người con gái mà dùng ý một câu ca dao: "Không chồng mà chửa mới ngoan; Có chồng mà chửa thế gian sự thường"!











Mắng học trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

(1) Bọn học trò mới lớn, ngốc nghếch, rủ nhau kéo đàn kéo lũ đi ghẹo gái, lại tập tọng đua đòi vần vè ví von, nên Hồ Xuân Hương lấy làm khó chịu mà viết bài thơ này.











Đề Tranh tố nữ

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡ cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Xiếu mai chi dám tình trăng gió, (1)
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh, (2)
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

(1)-(2). Xiếu mai; (Quả mai rụng). Trong Kinh thi nói "quả mai rụng mười phần còn bảy... mười phần còn ba", ví người con gái đã muộn thì, cần có một người chồng. Câu này dùng chữ "Xiếu mai" để nói người con gái sợ lỡ thì nên chuyên tâm vào việc kén chồng, không dám nghĩ đến chuyện trăng hoa nữa. Nhưng người đẹp trong tranh thì tính sao được việc chồng con? Nên cứ đành mãi mãi giữ thân phận mỏng manh, son sẻ. (Chú thích phần thơ nôm do Nguyễn Bỉnh Khôi).











Chiếc bách

Chiếc bách(1) buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,(2)
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.(3)
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,(4)
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.(5)
ấy ai thăm ván cam lòng vậy,(6)
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!(7)

(1) Chiếc bách: Chiếc thuyền gỗ bách trong văn học gợi hình ảnh tâm trạng một người hoá trẻ với bài thơ Bách chu trong Cổ thi.
(2)-(3) Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hoà dào dạt. Sóng gió vẫn cứ đe doạ liên tiếp vỗ vào bên ngoài mạn thuyền. Tâm trạng chung của bốn câu đều là buồn rầu ngao ngán cho thân phận.
(4)-(5) Dự định của ai lăm le cầm lái để đưa thuyền đậu vào bến, cũng như của kẻ rắp tâm dong lèo để cho cánh buồm vượt qua ghệnh thác mà trôi xuôi cũng thây mặc, vì nhà thơ không quan thiết.
(6)-(7) Còn ai nữa là người sẽ tìm đến với mình (thăm ván)? Nếu việc ấy xảy ra thì cũng cam lòng. Mặc dầu cũng chẳng hay gì với chuyện tập tễnh ôm đàn sang thuyền người khác, song tình thế cũng không thể khác được.
Cổ thi có câu: "Khẳng bả tỳ bà quá biệt thuyền" nghĩa là không chịu ôm đàn tỳ bà sang thuyền người khác, để nói việc không chịu lấy chồng khác. Tục ngữ "Thăm vãn bán thuyền" ở đây vận dụng chỉ có nghĩa là "người mới", không giữ ý "có mới nới cũ".











Dỗ người đàn bà khóc chồng

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé,
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung(1)

(1) Tục ngữ có câu: "Xấu máu đừng thèm ăn của độc" Khem: ăn kiêng khi mới ở cữ nên thường nói kiêng khem hoặc kiêng cữ. Miếng đỉnh chung: của ngon vật lạ thường có ở những nơi quyền quí cao sang. ý cả câu: Nếu đã xấu máu mà gặp phải của ngon vật lạ có thèm quá không nhịn được thì dùng ít thôi! Dỗ dành khuyên nhủ và nói bỡn.











Miếng trầu(1)

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi(2)
Này của Xuân Hương mới quệt(3) rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại(4)
Đừng xanh như lá bạc như vôi!

(1) Miếng trầu: Một khẩu trầu gồm ba thành phần chính hợp lại là trầu không, cau và vôi. Vỏ (rễ) và thuốc lào là thành phần phụ gia.
(2) Trầu hôi: Lá trầu không loại xấu, nhỏ lá và có mùi hôi.
(3) Quệt: Quệt vôi vào lá trầu rồi mới têm.
(4) Cau đậu (cau kén), trầu lá to và mỡ, vôi vừa phải, khi ăn thì đỏ thắm và say. Cau bé, trầu hôi, vôi mặn thì ăn không đỏ và miếng trầu không ngon. Nhà thơ nói, về cái hẩm hiu của duyên phận.











Khóc chồng làm thuốc

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo(1)
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.(2)
Thạch nhũ, trần bì sao để lại,(3)
Quy thân, liên nhục tấm mang đi.(4)
Dao cầu thiếp biết trao ai nhi?(5)
Sinh ký chàng ơi! Tử tắc quy.(6)

(1) Cam thảo: Cỏ ngọt, tên vị thuốc ta.
(2) Quế chi: Cành quế vị cay, tên thuốc ta.
(3)-(4) Thạch nhũ nghĩa đen là vú đá; Trần bì: vỏ quít khô, đều dùng làm thuốc. Quy thân: Vị đương quy có ba phần: đầu, thân và đuôi, có tính dược khác nhau; quy thân là phần củ của đương quy. Liên nhục: Hạt sen, cũng dùng làm thuốc; Vì ông chồng là lang thuốc nên tác giả dùng những tên vị thuốc. ý hai câu: Giờ thì kẻ mất người còn, "của anh anh mang, của nàng nàng xách". Bỡn cợt bà lang là ở hai câu này.
(5)-(6) Dao cầu: Dao dùng riêng trong nghề thuốc, tác dụng thái thuốc mạnh và nhanh hơn dao thường. Sinh ký tử quy: Sống gửi thác về. ở đây tác giả vận dụng linh hoạt thành ngữ này. Người phụ nữ goá trẻ này nếu không ở vậy được mà phải qua hai lần đò "thì kỷ vật này sẽ trao lại cho ai? Chàng ơi! Trong cuộc sống tạm bợ này, chỉ có lúc chết đi thì mới có thể về nơi ở mãi mãi cùng chàng được".











Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.











Đèo ba dội (1)

Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫ muốn trèo.

(1) Đèo Ba Dội hay Ba đèo tên chữ là đèo Tam Điệp, thuộc huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không phải Đèo Ngang như có sách đã nhầm.











Đá ông chồng bà chồng(1)

Khéo khéo bày trò tạo hoá công,
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.
Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già giặn,(2)
Chả trách người ta lúc trẻ trung.

(1) Hiện vẫn chưa rõ xuất xứ của đá, chỉ mới nghe truyền ngôn.
(2) Xuân già giặn, có nghĩa là già giặn tình xuân. Hồ Xuân Hương tỏ ra rất rộng lượng với tuổi trẻ.











Hỏi trăng (I)

Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi?(1)
Chứ chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?
Ngày xanh sao lại thẹn vừng son?(2)
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non?

(1) Ngọc Thỏ: Huyền thoại nói trên mặt trăng có con Thỏ Ngọc ngồi giã thuốc trường sinh.
(2) Vừng son: Chỉ mặt trời.












Động Hương Tích(1)

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm(2)
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,(3)
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.(4)
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,(5)
Rõ khéo trời già đến dở dom.

(1) Động Hương Tích: Động chính của chùa Hương trước thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
(2) Khéo phòm: Như khéo phạm, thật là khéo!
(3) Giọt nước... rơi: Các thạch nhũ trên cửa động luôn từng giọt rỏ xuống.
(4) Vòm động có những chạm vẽ của thiên nhiên được hình dung ra cảnh trí như mặt trăng, con thuyền v.v... Vô trạo: Không có bơi chèo.
(5) Nơi rừng suối (lâm truyền) mà cuốn hút lại đây cả một cảnh phồn hoa đô hội.












Chùa quán sứ

Quán Sứ(1) sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình(2), tiểu để xuông không đấm,
Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít(3),
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu.
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo!

(1) Chùa Quán Sứ: Thời cuối Lê-Trình thuộc huyện Thọ Xương. Bây giờ ở phố Quán Sứ, Hà Nội.
(2) Chày kình: Chày tạc hình con cá kình bằng gỗ, thay cho vồ đánh chuông.
(3) Tang mít: Tang trống làm bằng gỗ mít.












Kẽm trống (1)

Hai bên thì núi giữa thì sông.
Có phải đây là kẽm Trống Không?
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
ở trong hang núi còn hơi hẹp,
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.
Qua cửa mình ơi! Nên ngắm lại,(2)
Nào ai có biết nỗi bưng bồng(3)

(1) Kẽm Trống ở huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nay thuộc Nam Hà. Kẽm: Hẻm giữa hai sường núi dốc, giữa có lối đi.
(2)-(3) Bồng: Tên một thứ trống. Trong lễ hội xưa có điệu múa trống gọi là múa con đĩ (gái) đánh bồng.












Quán Khánh(1)

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo,(2)
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo.
Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác,
Xo kẽ kèo tre đốt khẳng kheo.(3)
Ba chạc cây xanh hình uốn éo,
Một dòng nước biếc cảnh leo teo.
Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kìa cái diều ai nó lộn lèo.

(1) Quán Khánh: Các công trình nghiên cứu và các văn bản có chú thích đều thống nhất ghi là ở tỉnh Thanh Hoá, song chưa rõ huyện nào.
(2) Hắt heo: Âm chính xác là hắt hiu.
(3) Khẳng kheo: Âm chính xác là khẳng khiu.











Vịnh Cái quạt (I)

Mười bảy hay là mười tám đây(1)
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.(2)
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.(3)
Chúa dấu vua yêu một cái này.

(1) Mười bảy, mười tám: Số nan quạt giấy, cũng nói tuổi của thiếu nữ.
(2) Cay: Cái suốt của quạt giấy, hải đầu có mảnh kim loại (nhài quạt) hình tròn để chốt các nan lại ở hai nan cái.
(3) Cậy: Giống cây hồng, quả bé và chát, nhựa dùng để phất quạt. "Má hồng không thuốc mà say" (Cung oán ngâm khúc).











đề Đền sầm nghi đống(1)

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú(2) đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

(1) Đền Sầm Nghi Đống trước ở ngõ Sầm Công nay là phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sầm Nghi Đống là tướng theo Tôn Sĩ Nghị sang ta chiếm đóng thủ đô Đông Kinh (Thăng Long). Nghị bị vua Quang Trung đánh đuổi về Tàu năm 1789. Sầm Nghi Đống chạy không kịp, thắt cổ tự tử ở nơi mà sau khi quan hệ bang giao đã trở lại bình thường vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ.
(2) Thái thú: Đống làm tri huyện, khi sang Đông Đô được Tôn Sĩ Nghị cho làm chức thái thú.











Trách triêu hổ

Xướng(I)
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Chiêu hổ hoạ lại

Này ông tỉnh! Này ông say!
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng(2) không ai mó,
Sao có hùm con bỗng(3) trốc tay?

(1) Cuộc xướng hoạ giữa Hồ Xuân hương và Chiêu Hổ thực là không tiền khoáng hậu trong lịch sử văn chương của ta. Sức khoẻ và tình yêu sự sống, văn tài và cá tính, lối nói toạc móng heo, không úp mở bóng gió nhiều, không dùng biểu tượng hai mặt, ít tử vận (vần chết không hoạ được) mà chỉ có lộng chữ (bỡn chữ). Chỉ có ba bài thơ mà đã đi thẳng vào dân chúng và từ lâu đã nảy sinh nhiều giai thoại. Cả đôi bạn đều cân xứng về tài nghệ thơ Nôm, và cũng thật tri âm, tri kỷ, không có một chút gì ngăn cách giữa đôi bạn thanh niên nam nữ.
(2) Ví bẵng tức ví bằng, đọc theo âm trắc của thơ.
(3) Bỗng tức là bồng, đọc theo âm trắc của thơ, mới đúng âm luật.


Xướng (II)

Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa(1)

Chiêu hổ hoạ lại

Rằng gián thì năm, quí có ba(2)
Bởi người thục nữ tính không ra.
ừ rồi, thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa.

(1) Huyền thoại nói: Trên mặt trăng có cây đa và thằng Cuội ngồi dưới gốc. Cuội còn là một nhân vật trong truyện cổ dân gian có đặc tính đã trở thành thành ngữ "Nói dối như Cuội". ở đây nhắc chuyện lên chơi cung trăng và Chiêu Hổ sẽ cho Hồ Xuân Hương nắm lá đa, có ý nói Chiêu Hổ cũng chẳng khác gì Cuội "nói Cuội".
(2) Tiền gián ăn 36 đồng kẽm. Tiền quý ăn 60. Như vậy 5 đồng gián hay 3 đồng quý đều bằng 180 đồng kẽm. Có thể cách hỏi vay của Hồ Xuân Hương với Chiêu Hổ không giao hẹn rõ ràng, cũng có thể cách trả lời chỉ là chữa khéo cho Chiêu Hổ.


Xướng (III)

Những bấy lâu nay luống nhắn nhe.
Nhắn nhe toan những sự gùn ghè(1)
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên phải rụt rè.

Chiêu Hổ hoạ lại

Hỡi hỡi cô bay tố hão nhe(2)
Hão nhe không được, gậy ông ghè.
Ông ghè không được, ông ghè mãi,
Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè.

(1) Gùn ghè: Gạ gẫm.
(2) Tố hão: Cáo tố hão huyền. Chúng tôi ghi theo Hồ Xuân Hương, giai thoại thơ, của Sở Văn hoá Vĩnh Phú-1989.
Hai chữ này gắn với cách đá đáp của hai bài hoạ, khác với nhiều bản vẫn chép là "tới bảo".










Chơi Tây Hồ nhớ bạn

Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lạt bóng
Kìa non Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa.











Sư bị ong châm

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì... bà cốt,(1)
Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (2)

(1)-(2) Vận dụng câu ca dao tiếu lâm đã nhắc đến trong câu thứ 4 bài Quan thị.











Sư hổ mang

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên Sư cụ,(1)
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.

(1) Sư cụ: Chủ nhân một ngôi chùa, người có uy tín và cao tuổi hơn cả chỉ có mặt trong các buổi lễ trọng của nhà chùa.











Dệt cửi

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò(1) mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt(2) đâm ngang thích thích mau.
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ(3)
Chờ đến ba thu mới dãi màu.(4)

(1) Con cò: Con cò đặt ở trên và chính giữa khung dệt để thắng sợi, làm chuẩn mực cho cái go khỏi lệch theo.
(2) Suốt: ống suốt cuốn chỉ, nằm trong ruột con thoi để nhả sợi.
(3) Ngâm cho kỹ: Sợi vải hồ bằng nước cơm đem ngâm lâu cho bền và óng màu hồ.
(4) Chờ đến nắng hanh của ba tháng thu, nhấn nâu đem dãi nhiều lượt thì vải nhuộm mới lên màu và sẫm dần lại.











Vô âm nữ (1)

Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)
Đố ai biết đó vông hay trốc(5)
Còn kẻ nào hay cuống với đầu(6)
Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,
Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu(7)

(1) Nhiều sách in sau này lầm bài này với bài Quan thị. Quan thị là viên hoạn quan khi xưa. Bài Quan thị được gán cho Hồ Xuân Hương.
(2) Cái xuân tình: Bộ phận không thể thiếu của người phụ nữ.
(3) ý ca dao:
"Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất..."
(4) ý ca dao:
"Bà già đánh trống long bong
Vừa đi vừa nhảy con ong đốt..."
(5) Tục ngữ: "Ngồi: lá vông; chổng mông: lá trốc"...
(6) Tục ngữ: "Đầu trỏ xuống, cuống trở lên"
(7) Tiếng nương dâu: nương dâu là bãi trồng dâu. "Tiếng nương dâu" là tiếng (xấu) ở bãi trồng dâu - Do thành ngữ chữ Hán là "Tang gian bộc thượng". Sách Hậu Hán thư, Địa lí chí nói rằng đất Vệ xưa có chỗ kín trong bãi trồng dâu (tang gian) ở trên sông Bộc (Bộc thượng), là nơi trai gái thường tụ hội làm những chuyện dâm ô. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ này: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu - Thì con người ấy cầu làm chi" (Kiều).











Mắng học trò dốt

Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền!











Hỏi Trăng (II)

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ(1) đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích(2) khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung(3) cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.(4)
Hỡi người bẻ quế(5) rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga(6) ghé mắt dòm.

(1) Quế đỏ: Huyền thoại nói trong mặt trăng có cây quế đỏ.
(2) Chiếc bích: Chiếc ngọc bích hình tròn dẹt, giữa có lỗ, người ta gọi mặt trăng là bích nguyệt.
(3) Người ta thường ví đường cong của mặt trăng như người tráng sĩ giương cánh cung.
(4) Ca dao: "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa; Để trâuăn lúa gọi cha ời ời..." ở đây vì tức tối nên thằng Cuội không ngồi mà đứng.
(5) Bẻ cành quế đỏ (đan quế) trên cung trăng, chỉ người thi đỗ tiến sĩ.
(6) Hằng Nga: Huyền thoại nói Hằng Nga vợ Hậu Nghệ ăn trộm thuốc tiên của chồng do bà Tây Vương mẫu cho, rồi một mình trốn lên ở cung trăng.











Quả mít

Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,(1)
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

(1) Đóng cọc: Cọc đóng sâu vào nõ quả mít đem phơi nắng cho chóng chín.











Vịnh Cái Giếng

Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
GIếng tốt thanh thơi,(2) giếng lạ lùng
Cầu trăng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết(3)
Đố ai dám thả nạ dòng sông.(4)

(1) Giếng thơi: Giếng sâu.
(2) Thanh thơi: Trong và sâu.
(3)-(4). Thả nạ dòng dòng: Tục ngữ có câu: "Dòng dòng theo nạ", nạ nghĩa là mẹ. Cái giếng trong và sâu kia, ai dám thả vào đấy một đàn "dòng dòng theo nạ"? Ví như người con gái thanh tân tươi tốt, ai cũng biết cả đấy, song ai dám cầu xin cô làm vợ để cô sẽ trở thành người mẹ quấn quít với những đứa con, vì cô cao giá quá!











vịnh Cái quạt (II)

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,(1)
Duyên em dính dán tự bao giờ,(2)
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

(1). Lỗ xâu: Các nan quạt đều có một cái lỗ để xâu bằng cái suốt.
(2) Dính dán: Cái nhài quạt chốt các nan quạt lại cho khỏi xổ, để có thể mở ra, khép vào. Dính dán ở đây có nghĩa là kết dính hoặc kết tạo, chứ không phải "dính dáng" với nghĩa liên can.











Hang thánh hoá chùa thầy

Khen thay con tạo khéo khôn phàm,(2)
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.(3)
Lườn đá cỏ leo sở rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ,
Hai tiểu lưng tròn đứng giữa am.
Đến mới biết là hang Thánh Hoá,
Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham!

(1) Tên cái hang trong chùa Thầy. Truyền rằng Từ Đạo Hạnh đã hoá ở đây nên gọi là Thánh Hoá.
(2) Khôn phàm: Như khôn phạm.
(3) Đố ngoàm: Thành ngữ "ngoàm nào đố ấy" nói về cách kiến trúc nhà ở xưa: Một mảnh đố tre thì ngoạm tre; đố gỗ thì ngoàm gỗ. Một đố nhiều ngoàm ở đây nói về cấu tạo hang động tự nhiên. Nếu coi cả vách động là một đố, thì vòm động với các hõm to, nhỏ là những ngoàm.











Khóc tổng cóc

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)

(1)-(2) "Đứt đuôi nòng nọc", thành ngữ chỉ sự cắt đứt hẳn; "Cóc bôi vôi lại về": Bôi vôi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu.
Theo cụ Dương Văn Thâm sưu tầm tài liệu về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương (tài liều đã dẫn) thì Hồ Xuân Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông phủ Vĩnh Tường. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, tất nhiên là giễu một Tổng Cóc còn sống, chứ không phải là khóc khi Tổng Cóc chết, như bấy nay có người hiểu, e rằng bất nhẫn.











Hang các cớ (1)

Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn(2) tối om om.
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc(3)
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!

(1) Tên một cái hang ở trong chùa Thầy. Ca dao có câu: "Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ; Trai chưa vợ thì đến hội này"
(2) Vô ngạn: Không có thành bờ tay vịn.
(3) Xuyên tạc: Xoi và đục thông qua đá.











Đánh đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,(1)
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá. (2)
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!(3)

(1) Bốn cột: Bốn cây tre trồng làm cây đu.
(2) Chơi xuân: Cuộc vui chơi đón xuân. Biết xuân: Biết tình xuân.
(3) Cuối vụ chơi xuân, các cột đu lại nhổ đi hết, chỉ còn trơ lại các lỗ cọc và rồi người ta sẽ lấp đi. Hồ Xuân Hương chua chát nói về thói vô tâm rất đáng trách về phía nam giới.











Khóc ông phủ Vĩnh Tường

Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!(1)
Cái nợ ba sinh đã trả rồi(2)
Chôn chặt văn chương ba tấc đất(3)
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.(4)
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất?(5)
Miệng túi tàn khôn khép lại rồi.(6)
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc.(7)
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!

(1) Vĩnh Tường: Phủ Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Vĩnh Yên xưa, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Nhiều giai thoại đều thống nhất về việc Hồ Xuân Hương có lấy lẽ ông phủ Vĩnh Tường.
(2) Nợ ba sinh: Nhân duyên vợ chồng trải qua ba kiếp; sống là một sự trả nợ lẫn nhau (theo Phật giáo). Nợ ba sinh đã trả tức là chỉ người chồng đã chết.
(3)-(4) Ông phủ Vĩnh Tường là một người có học vấn (văn chương) nay mất đi, Hồ Xuân Hương mất một người chồng và cũng mất luôn cả một người bạn văn chương. Hồ thỉ: cung và tên, tượng trưng cho chí nam nhi hoặc chí làm trai vốn ở bốn phương trời, không chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình vợ con.
(5)-(6) Ông trời là người cầm cân nảy mực đã ở chẳng công bằng, cán cân của ông đã đánh rơi. Càn khôn tức trời đất ví như một cái túi lớn đã khép hẳn lại. Ông Phủ đã đi sang một thế giới khác.
(7) Hồ Xuân Hương sống với chồng trong một thời gian quá ngắn: 27 tháng.




















Tặng Tốn Phong Tử (1)
(Hoạ vận tại hậu)

Bướm ong mừng đã mấy phen nay,
Hồng nhạn xin đưa ba chữ lại;
Dám đâu mưa gió giở bàn tay,
Những sự ba đào xeo tấc lưỡi,
Nam Bắc xa xa mấy dặm đây,
Hải sơn ước để ngàn năm mãi,
Bức tranh khôn vẽ tấm lòng ngay.
Tơ nguyệt rày xe ba mối lại,
Hỏi khách đa tình nhỏ có hay.
Năm canh hồn bướm thêm bơ bải(2)

(1) Tặng Tốn Phong thị. Dưới đầu đề có ghi rõ "Hoạ vận tai hậu" (hoạ vần ở phía sau), nhưng không thấy bài hoạ.
(2) Bài thơ còn như dang dở. Thể thơ ít gặp. Hay là một điệu ca trù nào đó? Hai chữ bơ bãi là phiên âm tạm. Chưa rõ nên đọc thế nào cho phải.











Hoạ Tốn Phong nguyên vận (1)

Kiếp này chẳng gặp nữa thì liều,
Những chắc trăm năm há bấy nhiêu.
Nghĩ lại huống đau cho phận bạc,
Nói ra thêm nhẹ với thân bèo.
Chén thề thủa nọ tay còn dính,
Món tóc thời xưa cánh vẫn đeo.
Được lứa tài tình cho xứng đáng,
Nghìn non muôn nước cũng tìm theo.

(1) Hoạ nguyên vần thơ ông Tốn Phong.











Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khan
nhân thuật ngâm, tịnh ký(1)

Nhớ ai mà biết nói cùng ai
Rằng chữ đồng ta quyết một hai.
Hoa liễu vui đâu mình dễ khéo,
Non sông dành giả nợ còn dài.
Chén tình dầu nhẫn lâu mà nhạt
Giải ước nguyền âu thắm chẳng phai.
Đầy đoạ duyên trần thôi đã định,
Xương giang duyềnh(2) để ngắm tương lai.

(1)Tốn Phong thị nằm mộng, ghi lại mang cho xem, nhân đó làm bài thơ thuật chuyện và ghi lại.
(2)Có phiên âm là dành











Ngụ ý Tốn Phong, kí nhị thủ (1)

I

Dồn bước may đâu khéo hẹn hò
Duyên chi hay bởi nợ chi ru?
Sương treo(2) áo lục nhồi hơi xạ,
Gió lọt cành lê lướt mặt hồ.
Muốn chắp chỉ đào thêu trướng gấm,
Mà đem lá thắc thả sông Tô.(3)
Trong trần mấy kẻ tinh con mắt,
Biết ngọc mà trao mới kể cho.

II

Đường hoa dìu dặt bước đông phong
Nghĩ kẻ tìm thơm cũng có công,
Lạ mặt dám quen cùng gió nước,
Nặng lòng nên nhẹ đến non sông.
Da trời nắng nhuộm tươi màu biếc,
Phòng gấm trăng in dãi thức hồng.
Ai nhớ lấy cho lòng ấy nhỉ,
Trước năm trăm hẳn nợ chi không?

(1) Hai bài ngụ ý gửi Tốn Phong thị. Chưa rõ Tốn Phong thị là ai? Chỉ biết ông họ Phan, vì trong Bài tựa có câu: "Phan Mĩ Anh người trong họ tôi" và đó là họ nội. Còn tên, theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, có lẽ là Huân nghĩa là "Nam Phong" (gió Nam) cùng gọi là Tốn Phong. Nham Giác là tên hiệu Nham Giác phu là "anh chàng ẩn ở núi nhưng hiểu sự đời".
(2) Có bản phiên âm là xoa
(3) Sông Tồ = Sông Tô Lịch ở Thăng Long - Hà nội.











Bạch Đằng giang tặng biệt (1)

Khấp khểnh đường mây bước lại dừng,
Là duyên là nợ phải hay chăng.
Vịn hoa khéo kẻo lay cành gấm,
Vục nước xem mà động bóng giăng.
Lòng nọ chớ rằng mây nhạt nhạt
Lời kia này đã núi giăng giăng.
Với nhau(2) tình nghĩa sao là trọn,
Chớ thói lưng vơi cõ nước Đằng(3).

(1) Tặng bạn khi chia biệt ở sông Bạch Đằng.
(2) Có lẽ là chữ Nhau. Văn bản chép Sao.
(3) Lưng voi cỡ nước Đằng: Nước Đằng là một nước nhỏ ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, bị ép giữa hai nước lớn là Tề, Sở nên luôn phải giữ gìn. Trong bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương cũng dùng điển này để tả nỗi khổ của người đa thê: "Ngoảnh mặt sang Tề, e Sở giận; Quay đầu về Sở, sợ Tề ghen".











Lưu biệt thời tại An Quảng,
An Hưng ngụ thứ (1)

Người về người ở khéo buồn sao,
Tức tối mình thay biết lẽ nào.
Tơ tóc lời kia còn nữa hết,
Đá vàng lòng nọ xiết là bao.
Nổi cơn riêng giận ngày giời ngắn,
Mỏi mắt chờ xem bóng nguyệt cao.
Sớm biết lẽ giời lí có hợp,
Thì mười năm trước bận chi nao.

(1) Ghi lại lúc chia tay tại An Quảng, An Hưng.











Hoạ Sơn Phủ chi tác (1)

Này đoạn chung tình biết mấy nhau,
Tiễn đưa ba bước cũng nên câu.
Trên tay khép mở tanh chiều nhạn,(2)
Trước mặt đi về gấp bóng câu.(3)
Nước mắt trên hoa là lỗi cũ.
Mùi hương trong nệm cả đêm thâu.
Vắng nhau mới biết tình nhau lắm,
Này đoạn chung tình biết mấy nhau.

(1) Hoạ lại thơ Mai Sơn Phủ. Mai Sơn Phủ chưa rõ là ai.
(2) Tanh chiều nhạn: Vắng tanh không thấy bóng chim nhạn. Nghĩa là hoàn toàn không có tin tức. Sách Hán Thư chép chuyện Tồ Vũ đời Hán sang sứ Hung Nô hoà thân với Hán. Nhà Hán đòi trả Tồ Vũ, nhưng Hung Nô không trả. Sứ Hán bịa chuyện vua Hán bắt được ở vườn Thượng Lâm một con chim Nhạn, chân có buộc bức thư bằng lụa của Tồ Vũ. Chúa Hung Nô tưởng chuyện có thật, nên thả Tô Vũ. Do vậy, chim nhạn được tượng trưng cho tin tức.
(3) Gấp bóng câu: câu con ngựa non sung sức. Sách Trang Tử có câu "Nhân sinh Thiên địa gian, nhược bạch câu chi quá khích" (con người sống giữa trời và đất giống như bóng ngựa bạch câu lướt qua khe cửa). Chỉ thời gian đi nhanh.

Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ kí (1)

Lá ngọc chiều thu giận hẳn du
Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu.
Bên am Nhất Trụ trông còn đấy,
Ngọn nước Tam Kì chảy lại đâu(2)
Son phấn trộm mừng duyên để lại,
Bèo mây thêm tủi phận về sau.
Trăm năm biết có duyên thừa nữa,
Cũng đỏ tay tơ cũng trắng đầu.

(1) Đêm thu, nhớ Mai Sơn Phủ, gởi bài này.
(2) Nguyên chú: "Đã giải kết đưa tình" Giải kết, theo Đào Duy Anh, là: "Cởi mối tình kết buộc với nhau" Còn giải kết đưa tình là gì? Chưa rõ lắm.











Cảm cựu kiêm trình cần
Chánh học sĩ Nguyễn Hầu (1)
(Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân)

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy(2)
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

(1) Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu. Sau đầu đề trên, tác giả có chú: "Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân" - "Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân" - Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh - Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
(2) Sương siu mây: Từ xưa phiên âm là sương đeo mái. Nay phiên âm theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn.











Phiên âm:

Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ
Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch tiêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.

Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan hảo tương kì tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.

Giang bát bát,
Thuỷ hoạt hoạt,
Ngã tư quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.

Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng dạm thốn tình tư lưỡng đạt,
Dạ bằng quân bút phát.

Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt không linh khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương.

Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.
Nhật kì kì,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kì.

Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thì phó tình nhi.

Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm,
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm,
Nhất tự sầu phân nhuệ,
Hà nhân noãn bán khâm,
Mạc đàn li khúc oan tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm,
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.

Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì,
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi,
Hảo bằng tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ gia kì.

(Hựu Giang Nam điệu)

Dịch vần:

Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ
Hoa xiêu xiêu
Cây xiêu xiêu
Giấc mộng tình quê(1) thảy tịch liêu
Đêm xuân cảm khái nhiều.

Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!

Sông bát ngát
Nước ào ạt
ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.

Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương

Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương

Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.

Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ)
Viết thi gửi tới khách "tình si"

Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng

Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăng?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm(2)
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm(kim).

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiến lí cả(3)
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì

(Theo điệu Giang Nam)
Đ.T.T dịch

(1) Lòng quê là lòng nhớ quê mình. Vậy hình như Sơn Phủ đã đi về quê Xuân Hương. Hoặc là người cùng làng, hay cùng huyện chăng? (Hoàng Xuân Hãn).
(2) Dao cầm: Đàn quý.
(3) Thiên lí: Dịch từ chữ "bút thiệt" - bút viết và lời nói. Dương Tử nói: "Cuốn sách do bút mà thành. Lời nói do lưỡi mà có. Ta xem "Ngũ thường" là bút và lưỡi của đế vương". Ngũ thường ở đây là các quan hệ: quân thần, phục tử, phu-phụ, huynh đệ, bằng-hữu. Vì thế dịch là thiên lí.











Tự thán (1)

I

Con bóng đi về chốc bấy nay,
Chữ duyên nào đã chắc trong tay.
Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt,
Trông suốt nhân tình dạ muốn say.
Muôn kiếp biết là duyên trọn vẹn,
Một đời riêng mấy kiếp chua cay.
Nỗi mình nỗi bạn dường bao nả,
Dám hỏi han đâu những cớ này.

II

Lẩn thẩn đi về mấy độ nay
Vì đâu đeo đẳng với nơi vầy
ấm trà tiêu khát còn nghe giọng
Chén rượu mừng xuân dạ thấy say
Điểm lữ trông chừng mây đạm nhạt
Dòng thu xem cỡ nước vơi đầy.
Thương ai hẳn lại thương lòng lắc
Này nợ này duyên những thế này.

(1) Tự than thân.











Thệ viết hữu cảm (1)

Mười mấy năm trời một chữ tình
Duyên tơ này đã sẵn đâu đành
Mái mây cắt nửa nguyền phu phát
Giọt máu đầy hai chén tử sinh
Một kiếp đã tểể cùng dạ thắm
Trăm năm đừng phụ với đầu xanh
Mai sau lòng chẳng như lời nữa
Dao búa nguyền xin luỵ đến mình.

(1) Nghĩa là: "Có cảm xúc thì viết lời thề"











Xuân đình lan điệu
Phiên âm:

Nguyệt tà nhân tỉnh thú lâu trung
Ngoạ thính đồng long,
Khởi thính đồng long
Dạ bán ai giang hưởng bán không.
Thanh dã tương đồng
Khí dã tương đồng
Tương tư vô tận ngũ canh cùng.
Tâm tại Vu Phong
Hồn tại Vu Phong
Ân ái thử tao phùng
Nhàn ỷ đông phong
Quyện ỷ đông phong
Nhất viên hồng hạnh bích thanh song
Phồn hoa tích dĩ không.
Kim triêu hữu kiến sổ chi hồng
Oanh nhi nhạc đới xuân phong khứ
Chỉ khủng đào yêu vô lực tiếu đông phong
Phong thanh nguyệt bạch, bả kì hương nhập khách ngâm trung.

Dịch vần:

Bài ca theo điệu xuân đình lan
Trăng tà người lặng từa lầu không(1)
Năm lắng chuông đồng,
Dậy lắng chuông đồng,
Đêm lắng tiếng buồn vang mé sông
Thanh đã tương đồng,
Khí đã tương đồng
Thanh khí năm canh rộn rã lòng
Tâm ở Vu Phong
Ân ái cuộc tao phùng.
Nhàn tựa gió đông
Mỏi tựa gió đông
Một vườn hồng hạnh biếc xanh song
Phồn hoa tưởng đã không
Sớm nay bông nở mấy nhành hồng
Chim oanh chớ quyến xuân đi nhé
Ta sợ "Đào hoa vô lực tiếu đông phong"
Trăng thanh gió mát đem hương vào với các thi nhân.

(Đ.Đ.T dịch)

Nguyên văn: Thú lầu trung - trong chòi canh. Thú lâu là cái chòi canh ở chốn đồn binh. Thư Đường Huyền Tông có câu: "Nguyệt lạc thú lâu không" - Trăng lặn chòi canh vắng.











Kí sơn nam thượng trấn hiệp trấn trần hầu

I

Vác cắm đàn tao một ngọn cờ,
ấy người thân đấy phải hay chưa,
Lắc đầy phong nguyệt lưng hồ rượu,
Dắt lỏng giang hồ nửa túi thơ(2)
Đình Nguyệt(3) góp người chung đỉnh lại,
Trời Hoan(4) mở mặt nước non xưa.
Bấy nay tài tử bao nhiêu tá,
Thèo đảnh(5) khen ai kẻ đặt cho.

(1) Gửi ông Trần Hầu, làm Hiệp trấn Sơn Nam Thượng. Ông này chưa rõ là ai.
(2) Hai câu 3 và 4 này là câu thơ đảo trang: Lắc đầy lưng hồ "rượu phong Nguyệt" - Dắt lỏng nửa túi "thơ giang hồ".
(3) Đình Nguyệt: Ông Trần Thanh Mai cho là Cổ Nguyệt đường ngôi nhà của Hồ Xuân Hương.
(4) Trời Hoan: Trời Hoan Châu, tức Nghệ An, quê của Hồ Xuân Hương.
(5) Thèo đảnh: lẳng lơ, khinh bạc.

II

Trận bút xông pha quyết giật cờ,
Tài tình ai đã biết cho chưa.
Giấc Vu man mác năm canh nguyệt,
Duyềnh Ngự lênh đênh một lá thơ.
Tơ liễu đã khoe tài lạ trước,
Nguồn dào học hỏi lối quen xưa,
Giai nhân tài tử dường nào đấy
Hay nợ bình sinh chửa giả cho(1)

(1) Dưới đầu đề trên, Lưu hương kí chép liền hai bài này, không để ai xướng, ai hoạ. Ngờ rằng bài II là bài hoạ lại của Trần Hầu.











Dữ sơn nam thượng hiệp
trấn quan trần hầu xướng hoạ (1)
Phiên âm:

I. Xuân Hương xướng:

Bình thuỷ tương phùng(2) nguyệt hạ tôn
Cương trường phiến phiến thuộc nan ngôn
Khiêu cầm hữu ý minh hoàng xướng
Nhiễu thụ vô đoan ngữ thước huyên.
Thuỳ tục già thanh quy Han khuyết
Tự tu liên bộ xuất Hồ môn
Bán diên biệt hậu(3) tình đa thiểu
Mạch mạch không li Sảnh Nữ hồn(4)

(1) Xướng hoạ cùng ông Trần Hầu - quan Hiệp trấn Sơn Nam thượng. Trấn Sơn Nam thượng gồm đất của hai tỉnh Hà Nội và Hưng Yên sau này. Trị sở đặt ở Châu Cầu (Phủ Lí). Bài này cũng được chép trong sách Tục Hoàng Việt thi tuyển, nhưng lại được coi là bài thơ Hồ Xuân Hương hoạ thơ ông Hiệp trấn. Còn Lưu hương kí thì cho rằng đây là bài xướng của Xuân hương. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn căn cứ theo Tục Hoàng Việt thi tuyển.
(2) Bình thuỷ tương phùng (bèo nước gặp nhau): chỉ việc ngẫu nhiên gặp gỡ. Vương Bội có câu: "Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chỉ khách" (bèo nước gặp nhau thảy đều là khách tha hương). Trong văn chương, bèo nước, ngọn bèo, phận bèo... còn để chỉ người phụ nữ: "Phận bèo bao quản nước sa - Lênh đênh đâu cũng là lênh đênh" "Ngọn bèo chân sóng lạc loài - Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu li" (Kiều).
(3) Lưu hương kí chép là hận
(4) Xem bài hoạ Trầu Hầu trang...

Dịch nghĩa:

Thân bèo nước gặp nhau, nâng chén rượu dưới trăng,
Tấc lòng son sắt thực là khó nói
Gọi đàn, vì có ý mà gảy khúc Câu hoàng
Quanh cây, không cơn cớ gì mà chim thước réo vang
Ai chuộc tiếng kèn Hồ trở về cung Hán
Tự thẹn về việc gót sen ra khỏi cửa rợ Hồ
Sau phút li biệt, còn lưu luyến biết bao tình,
Lớp lớp khôn rời hồn Sảnh Nữ.

Dịch thơ:

Gặp gỡ dưới trăng chuốc mời
Lòng son đòi đoạn chẳng nên lời.
Khúc đàn ai gảy đà đưa ý,
Ngoài ngõ khách kêu chẳng thấy người.
Ai chuộc tiếng kèn về Hán đó?
Tủi lê gót ngọc đất Hồ rồi!
Biệt li dở tiệc tình lưu luyến,
Hồn Sảnh sầu đau mạch mạch khơi.

(Trần Thanh Mai dịch)

Thuỷ vân hương
Phiên âm:

Vân căn thạch đậu tự phong phòng
Mãn mục sơn quang tiếp thuỷ quang
Thiệp hải tạc hà (a) si Lí Bột
Phụ chu tàng hác bái Nguyên Chương
Loa ngân tịch tễ lân tuần xuất
Vụ ảnh triêu mê thứ đệ tàng
Mạn thuyết ngư nhân chu nhất diệp
Sổ trùng môn hộ Thuỷ Vân hương.

Chú: Xuất Trang tử Nam hoa kinh

Dịch nghĩa:

Dưới chân mây, bày hang đá như tổ ông;
Đầy mặt thấy ánh sáng trên núi tiếp với ánh sáng dưới nước.
Vượt bể để đi đục núi như Lí Bột thật là ngây,(1)
Đột thuyền lên cạn giấu trong hang như Nguyên Chương thì đáng phục(2)
Buổi chiều trời lạnh, sóng gợn lăn tăn(3) hiện ra,
Ban sáng màn mù che núi lần lượt rút lui.
Vui chuyện bảo rằng người chài dong chiếc thuyền kia,
Đang len lỏi qua nhiều từng cửa tìm vào làng Tiên.(4)

(1) Vượt bể đục núi: trỏ sự làm khó nhọc mà vô ích. Sách Nam hoa kinh (thiên Ưng đế vương) có "Thiệp hải tạc hà" nghĩa là vượt bể đào sông, nghĩa là đào sông dưới bể là một chuyện vô lí. Đây tác giả chỉ mượn một phân chữ sách Nam hoa kinh để ám chỉ những hang động, lối thông đục thiên nhiên trên nhiều đảo. Còn tích Lí Bột thì tôi không biết.
(2) Đội thuyền giấu trong hang núi: Nguyên trong Nam hoa kinh có câu ấy (thiên 6, Đại tông sư), nhưng với ý rằng làm như vậy tưởng là chắc chắn, nhưng khi ngủ, có kẻ trộm mất mà không biết. Trong thi văn xưa, ý giấu thuyền trong hang núi là ngụ ý kẻ đi ẩn không muốn để dấu lại. Có lẽ tác giả dùng ý này. Tích Nguyên Chương lấy từ đâu, tôi cũng không biết.
(3) Loa ngân: dấu ốc, hoặc trỏ tăm của các loài thuỷ tộc nổi lên thành sóng nhỏ, hoặc trỏ sóng nhỏ hình tròn trên nước lặng.
(4) Thuỷ Vân hương: Nghĩa đen là làn nước mây, xứ ở trên nước, giữa mây. Cũng là văn từ trỏ chốn Tiên.

Dịch thơ:

Về chốn nước mây
Chân mây lỗ đá từa phòng ong
chốn chốn lèn chong ánh nước lồng.
Vượt bể đục non cười Lí Bột,
Đội thuyền giấu động phục Nguyên Ông.
Chiều êm sóng gợn lăn tăn nổi,
Sáng toả mù tan lớp lớp trong.
Vui chuyện kìa ai thuyền một lá,
Cửa lèn len lỏi kiếm non bồng.











Cảm cựu tống tân xuân chi tác (1)
I

Xuân này nào phải cái xuân xưa,
Có sớm ư? thời lại có trưa.
Cửa đông hoa còn thưa thớt bóng,
Buồng thoa oanh khéo dập dìu tơ
Phong lưu trước mắt bình hương nguội,
Quang cảnh trong đời chiếc gối mơ.
Cân vàng nửa khắc xuân lơ lửng,
Phố liễu trăm đường khách ngẩn ngơ.

II

Mới biết vị đời chua lẫn ngọt
Mà xem phép tạo nắng thì mưa.
Tri âm đắp nửa chăn còn ngắn,
Bức vách nghe xa tiếng đã thừa.
Nếm mía vụ này ngon những ngọn(2)
Trông gương ngày nọ bẵng như tờ
Xưa nay còn có đâu hơn nữa,
Hay những từ đây, phải thế chưa?

(1) Đề bài thơ hơi lạ. Người ta thường nói "Tống cựu nghênh tân" (tiễn năm cũ, đón mừng năm mới), ở đây lại Tống tân xuân. Vì thế ông Nguyễn Lộc đã dịch: Bài thơ làm cảm năm cũ, tiễn đưa năm mới. (Nxb Văn học Hà Nội 1982).
(2) Mía chính vụ vào dịp heo may, trước Tết. Sau Tết người ta "bồng gốc" làm tơi đất, bón tưới, thúc mầm cho mía lên. Tục ngữ có câu: "Mía tháng ba ngọt ra đầu ngọn". Tháng ba, mía còn non; hoạ chăng còn sót lại chút mía măng, ăn chẳng ra gì. "Nếm mía vụ này ngon những ngọn" là nếm mía vào tháng mía trái vụ. "Nếm mía vụ này ngon những ngọn" là nếm mía vào tháng mía trái vụ. Tác giả dùng hình ảnh này để tả nỗi quá lứa lỡ thì của người con gái.











Xuân hương tặng hiệp quận (1)

Hẹn thu hẹn nguyệt luống ăn năn,
Cái kiếp phù sinh những nợ nần.
Cửa viện xuân về hoa mát mẻ,
Đài trang mây náu nguyệt băn khoăn.
Duyềnh xanh nước chảy tin lai láng,
Lá thăm thơ gieo bút ngại ngầm.
Son phấn dám đâu so ngọn bút,
Mượn tay thi tướng nhắc đồng cân.

(1) Bài này không có trong Lưu hương kí, nhưng tình điệu thuộc loại trong tập này. Được phát hiện tại Thanh Hoá (Tạp chí Văn học số 3-1974). Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã hiệu đính 3 chữ mát mẻ và náu ở câu 3-4 từ các chữ mỉm mỉm, tỏ ở văn bản cũ.

Phiên âm:

Độ hoa phong (1)

Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thuỷ trung.
Thuỷ thế mỗi tuỳ sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thuỷ môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách cục
Bất tri thuỳ thị Thuỷ Tinh cung.

Dịch nghĩa:

Qua vũng Hoa Phong

Lá buồm không vội vượt qua vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chỏi dựng lên.
Thế nước tuỳ chỗ theo mặt núi mà biến chuyển.
Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng(2) lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu(3) cò cùng bay trong ánh đỏ mặt trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây(4),
Đây không biết chốn nào là cung Thuỷ Tinh(5)

(1) Trong Phượng Sơn từ chí lược cũng như Đại Nam dư địa chí ước biên.
Sau đề: Chu thứ Hoa Phong tức cảnh bát thủ, sách đều chỉ chép 6 bài thơ, từng bài không có đề riêng. Tháng 2 năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã giới thiệu 5 bài trên báo văn nghệ. Năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đặt tên cho từng bài thơ, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ... Bản dịch năm bài thơ này được ông công bố trong Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long (Tập san KHXH. Paris. 1984). Toàn bộ năm bài thơ sau đây, là bản công bố của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từ Tập san này.
Vũng Hoa Phong: Vịnh Hạ Long; lấy tên huyện xưa, sau đổi làm Nghiêu Phong. Huyện này gồm nhiều đảo.
(2) Cá rồng: Trỏ chung các loài sống dưới nước. Riêng đây thì tục truyền xưa có rồng xuống, cho nên được đặt tên Hạ Long. Trong thời cận đại, các thuỷ thủ, kể cả các thuỷ quân Pháp, mách rằng đã từng thấy con "rắn bể" nổi lên uốn khúc lòi lên trên mặt nước, dài trên ba mươi mét.
(3) Âu: là thứ chim nước đầu giống bồ câu, chân giống vịt, sống chung quanh vũng nước lớn, thường nằm im nổi trên mặt nước.
(4) Xưa tin rằng người ta có thể tu luyện trở thành bất tử, gọi là Tiên, ở những nơi hẻo lánh trên núi, bể xa, trong hang động, thường mây phủ. Văn bản chép số 306, nhưng trong các văn thơ thường chỉ nói "ba mươi sáu động Tiên". Hoặc tác giả cố ý muốn trỏ số rất nhiều.
(5) Thuỷ Tinh cung: trỏ cung điện mà người xưa tưởng là nơi cư trú của Tiên ở ngoài bể.

Dịch thơ:

Qua vũng Hoa Phong

Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong.
Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
Dòng nước lần theo chân núi chuyển,
Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông.
Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt,
Âu lộ cùng bay bóng xế hồng.
Băm sáu phòng mây cùng động ngọc,
Đâu nào là cái Thuỷ Tinh cung?

Phiên âm:

Trạo ca thanh

Linh lung tứ bích liệt vân bình
Ngọc duẩn sâm si thuỷ diện bình
Tiệm giác Đào Nguyên sơn tác hộ
Chỉ tùng Ngư Phố thạch dồn binh
Tận giao Tạ khách du nan biến
Già mạc Vân Lâm hoạ bất thành
Dao vọng thuỷ cùng sơn tận xứ
Hốt nhiên xung xuất trạo ca thanh

Dịch nghĩa:

Trỗi tiếng ca chèo

Long lanh bốn vách giăng những bức bình phong vẽ cảnh mây.
Đá hình cây măng ngọc(1) lô nhô mọc trên mặt nước phẳng.
Thầy rõ ràng rằng lỗi vào Đào Nguyên(2) có cửa bằng núi đá,
Lạ thay! Sao mà bên bến cá lại có thành xây bằng đá để đóng đồn binh(3)
Mặc lòng chàng Tạ Linh Liên đến chơi đây, đi xem đâu hết,
Dẫu là hoạ sĩ Ngọc Vân Lâm vẽ cảnh cũng không thật đúng,
Ngóng trông đến chỗ cuối nước hết núi,
Thình lình nghe tiếng chèo và tiếng ca trỗi lên.

(1) Măng ngọc: nguyên trỏ cây măng tre non trắng. Trong thi văn dùng để ví vật gì quý hay đẹp hình cao và nhọn đầu.
(2) Đào nguyên: văn từ trỏ cõi Tiên, nghĩa là thế giới của sinh vật bất tử, nơi tưởng tượng rất an nhàn sung sướng. Điển trong Trung văn có rất xưa. Đời Tấn, Đào Tiềm (376-427) viết truyện Đào hoa nguyên kí kể chuyện người đánh cá (Ngư Phủ) chèo thuyền ngược dòng nước trong rừng Đào hoa ở đất Vũ Lăng, qua một cửa động, đến một vùng có dân cư, sinh đời Tần (hơn 600 năm trước) đã vào đấy tị loạn. Sau Ngư Phủ muốn trở lại đó, nhưng không tìm thấy lối nữa.
(3) Đồn binh: đây có lẽ chỉ muốn tả đá tự nhiên xếp hình đồn binh.

Dịch thơ:

Trỗi tiếng ca chèo

Long lanh bốn phía rủ màn mây,
Nước phẳng lô nhô măng mọc dày.
Mới biết Nguồn Đào ngăn cửa đá,
Nào ngờ Bến cá có đồn xây
Mặc cho họ Tạ xem đâu hết,
Dẫu có chàng Lâm vẽ chẳng tầy.
Xa ngóng chân trời non lẫn nước,
Bỗng nghe chèo hát trỗi đâu đây.











Nhãn phóng thanh
Phiên âm:

Vi mang loa đại tháp thương minh
Đáo thử tu giao nhãn phóng than
Bạch thủy ma thành thiên nhẫn kiếm
Hàn đàm phi lạc nhất thiên tinh
Quái hình vị dĩ tiêu tam giáp
Thần lực hề dung tạc Ngũ Đinh
Phảng phất vân đồi đầu ám điểm
Cao tăng ưng hữu toạ đàm kinh.

Dịch nghĩa:

Mắt toả sắc xanh

Mầu lam nhạt(1) mờ mờ nối trời xa với bể xa.
Đến đây, tưởng như trong aắt toả sắc xanh ra(2)
Nước bạc(3) mài đá thành nghìn mũi gươm nhọn
Giữa đầm vắng, hình như có một sao trời sa(4) xuống.
Vách đá hình kì quái không dễ dùng làm bảng đề danh kẻ đỗ đại khoa,(5)
Nếu không sức thần thì sao tạc nổi tượng lực sĩ hùng dũng như vậy.(6)
Phảng phất mây xuống thấp, phía trên đã xẩm tối,
Chắc đã có vị cao tăng ngồi yên lặng tụng kinh.

Dịch thơ:

Mắt toả màu xanh

Bể xanh lấp loáng tận trời xa,
Đây ngỡ màu xanh mắt tỏa ra.
Nước bạc mài nên nghìn mũi kiếm,
Đầm im rơi xuống một sao sa.
Quái hình chưa dễ đề khoa bảng,
Thần lực đâu đà tạc tượng ma.
Phảng phất mây rà đầu xẩm tối,
Cao tăng đang tụng chốn chiền già.

(1) Loa đại: là một thứ bột màu lam xưa dùng để chế thử mực xanh vẽ lông mày. Tác giả cố ý dùng chữ loa ở đây vì nghĩa nó là ốc.
(2) ý câu này là: đến đây, nhìn đâu cũng thấy màu, mình có cảm tưởng chính mắt mình phát màu xanh ra, chứ không phải vật ngoài có màu ấy.
(3) Nước bạc: trỏ nước bể thường có sóng bạc, chứ không phải trỏ riêng sóng. Sóng vỗ vào chân lèn làm hỏm chân, chứ không mài nhọn đá.
(4) Sao sa: nếu vế này tả cảnh ban ngày thì phải hiểu rằng mặt nước long lanh phản xạ tia sáng tung toé lên như có sao sa xuống, nếu nghĩ rằng nó tả cảnh ban đêm thì có lẽ muốn nói sắc lân tinh lậploè trên mặt nước.
(5) Tam giáp: trỏ ba bậc đậu thi đinh thời xưa (Nhất giáp có ba nấc: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa; Nhị giáp tức là Hoàng giáp; Tam giác tức là Tiến sĩ).
(6) Ngũ Đinh: tên một lực sĩ trong thần thoại. Tương truyền đời xưa vua Tần hiến cho vua Thục một gái đẹp. Vua Thục sai lực sĩ Ngũ Đinh đi đón. Trên đường thấy một con rắn lớn, bò vào hang đá. Ngũ Đinh đuổi theo, bị đá sập đè chết. Sau bị hoá ra tượng đá khổng lồ.
Tác giả mượn hai việc liên quan đến tảng đá và tượng đá để ngụ ý đến những hình thù vĩ đại, kì dị, hùng tráng của các đảo lèn, nhất là khi trời gần tối.











Hải ốc trù
Phiên âm:

Lan nhiêu tuỳ ý dạng trung lưu
Cảnh tỉ sơn dương cánh giác u
Sinh diện độc khai vân lộ cốt
Đoạn ngao tranh kị khách hồi đầu
Bằng Di diệp tác kình thiên trụ
Long Nữ thiêm vi hải ốc trù
Đại để Thuỷ Hoàng tiên vị cập
Cố lưu Nam điện củng kim âu.

Dịch nghĩa:

Phe phẩy mái chèo, tuỳ thích cỡi thuyền dong chơi giữa duềnh,(1)
Qua gần chân núi lại thấy cảnh càng vắng.
Mây thoảng qua, núi lộ mặt, thấy đá chơ vơ,
Những khối lèn dựng cao vút(2) khi qua dưới, khách phải vếch trông.
Hoặc là hải thần Bằng Di(3) đã dựng cột để chống trời nghiêng,
Hoặc là hải thần Long Nữ(4) đã nối thêm cây nêu trỏ cung điện dưới bể.
ý chừng vua Tần Thuỷ Hoàng(5) chưa từng đi kinh lí đến chỗ này,
Vì trời vốn dành nó lại ở xứ Nam này để làm vững chắc cơ đồ nước ta(6)

(1) Lan nhiêu: chèo lan là chèo nhẹ. Văn tử quen dùng.
(2) Đoạn ngao: Nghĩa đen là đẵn con rùa lớn để lấy chân làm cột chống trời. Thần thoại Trung Quốc kể chuyện rằng ban đầu vòm trời bị sụp, bà Nữ Oa đẵn chân con rùa rất lớn để làm cột chống trời. Đây trò các hòn đảo tròn và cao như cột đá; ví dụ hòn Chiếc Đũa.
(3) Bằng Di: tên một thuỷ thần đề xuất trong Nam hoa kinh. Trong thơ Tào Thực, được đặt ngang với Nữ Oa. Cũng là tên một thiên thần.
(4) Long Nữ: tên chung thần đàn bà quản trị thuỷ tộc ở bể hoặc vực sâu, sở cư ở đáy bể.
(5) Thuỷ Hoàng: Vua Tần sau khi thống nhất Trung Quốc, đã đi quan sát nhiều nơi. Về phương Nam, mới đi đến vùng Cối Kê (Chiết Giang ngày nay) thì mất.
(6) Câu thơ này cùng ý với câu kết của thơ Núi Chiếc Đũa của Lê Thánh Tông.

Dịch thơ:

Ngóng đỉnh toan ngoan

Giữ duềnh thủng thẳng phẩy chèo lan,
Sát núi càng hay cảnh lặng nhàn.
Mây cuốn bày ra lèn cứng cỏi,
Núi cao những ngóng đỉnh Toan Ngoan
Bằng Di chống cột e trời đổ,
Long Nữ thêm nêu sợ bể tràn.
Dấu ngựa Thuỷ Hoàng chưa đến đó,
Trời dành để giữ đất người Nam.








Phụ Lục:


Chơi chợ chùa Thầy
Hoá công xây đắp đã bao đời,
Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời.
Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
Bầy hàng hoa quả tư mùa sẵn,
Mở phố giang sơn bốn mặt ngồi.
Bán lợi mua danh nào những kẻ,
Chẳng lên mặc cả một đôi lời.


--------------------------------------------------------------------------------

Trống thủng
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Khi giang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi.
Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
Thịt da ai cũng thế mà thôi.


--------------------------------------------------------------------------------

Cảnh thu
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiếu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Có sách gán cho Bà huyện Thanh Quan. ở văn bản Landes 1893, bài thơ này không có đầu đề. Câu thứ hai là 'Đố ai vẽ được cảnh tiếu sơ' và có lời dẫn: "Ngày xưa Xuân Hương đi chơi gặp mưa, vào chơi thăm làng Văn Giáp, thấy có một chùa xưa, Xuân Hương và chùa lậy Phật, rồi đi xem ngoài chùa. Thấy bên chùa có cây đa. Ngửng lên xem thì cao ngút không biết tới đâu, cho nên làm bài thơ này (cây đa này đến này còn)"
ở bản Đông châu 1917, có lời dẫn: "Một ngày kia đang mùa quý thu, giời lún phún dăm ba hạt mưa, hơi ngăm ngăm rét, quan phủ nhân vô sự, mới sai bày cuộc rượu, cho gọi cô hai ra cùng ngồi uống rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu. Đương khi chén quỳnh đầu vơi, chiều thu hiu hắt, quan phủ liền bảo Xuân Hương vịnh bài tức cảnh. Thơ rằng..."


--------------------------------------------------------------------------------

Một cảnh chùa
Tình cảnh ấy, nước non này
Dẫu không Bồng Đảo cũng Tiên đây,
Hành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
Thức Lĩnh(1) đen trùm một thức mây,
Lấp ló đầu non vừng nguyệt chếch,
Phất phơ sườn núi lá thu bay,
Hỡi người quân tử đi đâu đó,
Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.

ở bản khắc ván 1922 bài thơ này mang tên Quan hậu sợ vợ, Quan hậu. Rõ ràng là hai văn bản này bị ảnh hưởng lời dẫn ở bản Đông châu (1917)
"Bà hậu lở nhà hễ khi nào thấy Quan ông bước chân đi chơi đâu, thì bà hậu hay hỏi săn đón, biết ý rằng Quan hậu hay tò mò đến chơi Xuân Hương. Xuân Hương thấy Quan hậu đến chơi thơ thẩn khi nào, tuy rằng mải miết tự tình, nhưng xem ra thì vẫn thường có ý chập chỗm, không vững lòng ngồi dai. Xuân Hương biết ý như vậy, mới làm một bài để giễu thử chơi. Thơ rằng..."
(1) Thứu lĩnh: Một hòn núi ở ấn Độ, chỗ Đức Phật ở. Thường gọi là Lĩnh Tựu, có người đọc là Linh Thứu.


--------------------------------------------------------------------------------

Chơi đền khán xuân
Êm ái chiều xuân tới khán đài,
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai!
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng,
Một vững tang thương nước lộn trời.
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá,
Cực lạc là đây chín rõ mười.


--------------------------------------------------------------------------------

Thân phận người đàn bà
Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bùng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông.
Chồng con cái nợ là như thế,
Hỡi chị em ơi có biết không?


--------------------------------------------------------------------------------

Sư hoang dâm
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc(1)
Trát gió cho nên phải lộn lèo.

(1) Tầy trúc: quê hương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở ấn Độ.
Bài này có ở văn bản khắc ván 1922


--------------------------------------------------------------------------------

Tát nước
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đay nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng hang một lúc đã đầy phè.


--------------------------------------------------------------------------------

Đồng tiền hoẻn
Cũng lò cũng bễ cũng cùng than,
Mở mặt vuông tròn với thế gian.
Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn,
Đủ đồng ắt cũng đáng nên quan.


--------------------------------------------------------------------------------

Con ốc nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.


--------------------------------------------------------------------------------

Xuân Ca

Mong Chieu Xuan - Ngoc Bich - Loan Chau:


Mua Xuan Nghieng La - Hoang Khai Nhan & Dang Van Lanh - Van Khanh:


Tuoi Ngoc - Pham Duy - Loan Chau:


Lien Khuc Chieu Xuan & Thi Tham Mua Xuan:


Tren Doi Xuan - Pham Duy - Ai Van:


Ben Xuan - Van Cao - Ai Van:


Doan Ca Xuan:


Dem Xuan - Pham Duy - Thai Hien:


Xuan Ca - Pham Duy - Thai Hien:


Em Con Nho Mua Xuan - Ngo Thuy Mien - Thai Hien:


Nu Tam Xuan & Bai Ca Sao - Pham Duy - Thai Thanh & Y-Lan:


Canh Buom Vuon Xuan - Ho Le Thu:


Lien Khuc: Xuan Da Ve & Don Xuan:


Anh Cho Em Mua Xuan - Nguyen Hien & Kim Tuan - Thu Phuong & Huy MC:


Neu Xuan Nay Vang Anh - Van Khanh:


Cau Chuyen Dau Nam - Yen Khoa: