Monday, March 29, 2010

Paracel Islands Statement from National Geographic

PARACEL ISLANDS STATEMENT

In pursuit of a consistent and accurate Map Policy over the National Geographic Society's 122-year history as a not-for-profit scientific and educational institution, we strive to be apolitical, to consult multiple authoritative sources, and to make independent decisions based on extensive research. We do not seek to resolve or take sides in recognized disputes regarding territory or names, but to pursue a de facto policy — that is, to portray for any reader or viewer to the best of our judgment the current reality of a situation.

With respect to the Paracel Islands (the traditional name), National Geographic has recognized that this archipelago has been occupied and administered by the Chinese government since 1974, and as a result, the Society recognizes the Chinese name Xisha Qundao as the primary name. This is consistent with our Map Policy. On our regional and other maps of sufficient scale, we specifically also recognize and designate the alternative Vietnamese name Hoàng Sa, and the traditional name Paracel Islands, and include a note indicating that while China occupies and administers the archipelago, Vietnam claims the archipelago as its own. We believe that is the current reality from everything we know.

We have recently received complaints about the particular depiction on our World Map, the scale of which makes it difficult to include detailed information about a small land mass such as the Paracel Islands. We have carefully reviewed the situation and recognize that simply denoting the archipelago with the Chinese name and the word "China" in parenthesis without further explanation can be misleading and misinterpreted. In the future, we will either provide the additional explanation that is included on our other maps as described above, or we will omit any designation. We hope this better clarifies the de facto situation that is described on our other maps in greater detail.

UPDATE, March 25, 2010:

The National Geographic Society's Map Policy Committee has recently met to discuss this matter in greater detail. Based on the best information and research available, the Map Policy Committee seeks to make independent judgments about future changes or clarifications on its maps, as well as to correct any errors.

The naming conventions of the Paracel Islands on our maps will be revised as follows:


Smaller-scale world maps: Use conventional name - Paracel Islands; omit possession label.

Larger-scale regional, continental, and sectional maps: Use conventional name - Paracel Islands. Expand possession qualifier: Occupied by China in 1974, which calls them Xisha Qundao; claimed by Vietnam, which calls them Hoàng Sa.

These conventions will apply on future printings of our maps, and will be reflected online in short order.


###

Contacts:
Cindy Beidel
National Geographic
202-862-5286
cbeidel@ngs.org

Click here for the complete press release.

Friday, March 26, 2010

SEARCHING FOR ALIEN LIFE: Dr. Seth Shostak of SETI

Is there alien life in the universe - or does it only exist in science fiction?

Dr. Seth Shostak, the Chief Astronomer for SETI (the Search for Extra Terrestrial Intelligence) gives a funny and candid look on our fascination with aliens, and the real world efforts by SETI to find extra terrestrial life. Dr. Shostak looks both at our history of "looking for ET" as well as the current and future potential for first contact.

Dr. Shostak's speech was sponsored by the Beyond Center, an institute with the College of Liberal Arts and Sciences at Arizona State University.

Sunday, March 21, 2010

Sen - Lotus

Hình chụp QuyTD - Thơ Hoàng Khai Nhan

Sen Hồng photo by QuyTD

Đầm Sen có cánh sen hồng
Đến mùa khoe sắc nhụy vàng lá xanh!
Nhụy vàng như thể lòng em
Lá xanh như thể tình anh không già!

Sen photo by QuyTD

Hôm qua bướm biết hoa rồi
Sáng nay thức giấc rụng rơi một cành
Nhụy vàng mở ngát xuân xanh
Hình như tình đã tỏ tình đêm qua!

Sen photo by QuyTD

E ấp bông sen cánh trắng ngần
Núp mình sau lá gái đương xuân
Nhụy vàng hương tóc em ngày ấy
Trong trắng lòng chưa vướng bụi trần!



Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim đã ra đi…

Vào lúc 19g00 tối ngày 18/3/2010, nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" đã vĩnh viễn từ giã cõi đời khi chuẩn bị bước sang tuổi 95 (12/4/1916 - 18/3/2010). Trong lúc chờ đợi con cái về đông đủ, bà Nhu, vợ ông và 4 người con ở quê đã khâm liệm đặt ông vào quan tài yên nghỉ vào lúc 23g00 cùng ngày.


Bà Phạm Thị Nhu (76 tuổi) - vợ thi sĩ Hữu Loan - thắp hương tiễn biệt chồng ngày 19-3 - Ảnh: H.Đồng - Tuổi Trẻ Online.

Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, quê làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đậu tú tài nhưng về quê mở trường dạy học và hoạt động phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1943, ông gây dựng phong trào Việt Minh. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp ông thuộc Đại đòan 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn Nghệ.

Bài thơ "Đèo cả" mở đầu sự nghiệp thi văn của ông đã vang danh khắp chiến trường kháng chiến chống Pháp. Tiếp đó, người vợ đầu tiên Nguyễn Thị Ninh mất (1949) và ông nghe tin dữ khi đang trên đường hành quân khiến ông đã viết lên những vần thơ bất hủ "Màu tím hoa sim" đi sâu vào lòng người cho đến tận bây giờ và có lẽ cũng là mãi mãi.

Lấy người vợ thứ hai vào năm 1954, bà Nguyễn Thị Nhu, ông tiếp tục làm ở báo Văn Nghệ cho đến khi bị đi tù với nỗi oan nghiệt dính vào nghiệp văn chương. Ra tù, ông trở về quê đục đá kiếm sống nuôi 10 người con và sống với những ký ức vừa đẹp đẽ vừa đau thương cho đến ngày hôm nay, bên cạnh người vợ tần tảo, thủy chung.

Đêm nay, xin thắp một nén hương thiêng vĩnh biệt linh hồn người thi sĩ đáng kính.

Ngân Hà




Lời tự thuật của HỮU LOAN

Nhà thơ Hữu Loan

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa,chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.

Đến năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi năm, sáu chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và... Tôi - Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái Thị Ngọc Chấ. Bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: "Em chào thầy ạ!" Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời.

Thế là tôi dạy em đọc, dạy em viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy, nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một "bà cụ non." Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt...

Có lần tôi kể chuyện "bà cụ non" ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền em nằm lì trong buồn trong, không chịu học hành... Một hôm, bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ... Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát cháo gà to và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: "Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâ." Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơ...

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:

- Thầy có thích ăn sim không?

Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những qủa sim đen láy chín mọng. "Thầy ăn đi!"

Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: "Ngọt qúa!" Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì... tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi... Tôi quay đầu nhìn lại... Em vẫn đứng yên đó... Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa...

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ...

Chín năm sau, tôi trở lại nhà, về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp...

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ, vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm "soạn kịch bản."

Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: "Yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả." Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay... lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ khác bây giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu qúy của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại... Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.

Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn... Dường như càng kèm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, Tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh ...
...Tôi về không gặp nàng...

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa. Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2/4/1916 hiện tại đang "ở nhà trông vườn" ở làng Nguyên Hoàn - nơi tôi gọi là chỗ "quê đẻ của tôi đấy" thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay, nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi mới viết nổi những câu:

Chiều hành quân, qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt
Và chiều hoang tím có chiều hoang biếc
Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi qúa! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ qúa rồi!

Đó là thời năm 1955 - 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn.

Làm thơ phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng... Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông... Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?

Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!

Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi. Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi ! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi.

Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mết chuộng. sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ qúa, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954 - 1955.

Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.

Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Qúa xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no... Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con - 6 trai, 4 gái - và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!

Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ. Thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm ra nhập làm gì.

Năm 1988, tôi "tái xuất giang hồ" sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự.

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo, đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia "lộc" cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.

Hữu Loan



Áo anh sứt chỉ đường tà -
Thơ: Hữu Loan, Phổ nhạc: Phạm Duy, Trình bày: Elvis Phương -





Màu tím hoa sim
Thơ: Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh

Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương
người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người em gái nhỏ hậu phương...

Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh...
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần

Ngày xưa...
Nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình
đêm khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa

Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
Trước khi em lấy chồng

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng trông ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt

Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
" Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu "...

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

(1949)



Saturday, March 20, 2010

Hoàng Quốc Bảo, dòng nhạc như chiếc cầu tâm linh nối liền đời thường và nẻo đạo

Du Tử Lê
Source: Người Việt Online
Wednesday, March 17, 2010

Cùng với sự rộ, nở của sinh hoạt văn chương, qua những diễn đàn văn học, hiện diện từ giữa thập niên 50, khởi đầu với những tạp chí như Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Bách Khoa, sinh hoạt âm nhạc miền Nam với hàng trăm trung tâm, nhà xuất bản, thu băng, đĩa, tất cả đem lại cho người nghe những dòng nhạc tiêu biểu của một Phạm Ðình Chương, Phạm Duy, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Cung Tiến, Lê Trọng Nguyễn, Ðan Thọ, Nguyễn Hiền, Tuấn Khanh, Y Vân, Lâm Tuyền, Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Nguyễn Văn Ðông, Trúc Phương,v.v... đó là cột mốc thứ nhất.

Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo
Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo

Ở cột mốc văn học thứ hai, song song với sự hiện diện của những tạp chí như Hiện Ðại, Văn Nghệ, Văn, Văn Học, Nghệ Thuật... xuất hiện những năm đầu thập niên, một số kéo dài tới giữa thập niên 70, sinh hoạt âm nhạc cụng mang tới người nghe, những đời nhạc tươi, mới khác. Ðó là sự lên đường, rồi định hình của những dòng nhạc mang tên Trịnh Công Sơn, Nguyễn Ánh 9, Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Ðức Quang, Phạm Trọng Cầu, Ngô Minh Thu, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Trầm Tử Thiêng, Ngô Thụy Miên v.v...

Xuất hiện sau những Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên một vài năm, và, sau Trịnh Công Sơn khoảng sáu, bảy năm; nhưng nếu lấy con số 10 năm làm thước đo, đếm một thế hệ, thì Hoàng Quốc Bảo là người cuối cùng, lấy được chiếc vé lên chuyến tầu âm nhạc, chung với những tên tuổi vừa kể. Khi chuyến tầu âm nhạc đi khắp cùng đất nước kia, chỉ còn một vài ghế trống.

Tuy nhiên, nếu Trịnh Công Sơn rướn mình, giơ cao ngọn cờ kêu đòi chấm dứt chiến tranh; Vũ Thành An với những bài không tên viết cho một (hay những) cuộc tình tuyệt vọng, Từ Công Phụng với nỗ lực đi tìm vàng son, thuở trước... thì, Hoàng Quốc Bảo, tự những nhát cuốc vỡ đất sáng tác đầu tay, đã cho thấy khuynh hướng xới sâu cõi hư không. Ðời giả tạm.

Ngay với những tình khúc rực rỡ chia ly, nát nhàu thống khổ, ở đâu đó, giữa những hợp âm được nối kết bởi Hoàng Quốc Bảo, vẫn mang tới cho người nghe, cảm nhận muốn vươn, thoát khỏi những trói buộc hạn hẹp của kiếp người. Tham vọng xóa bỏ sự phân biệt hình/tướng. Ðem nhị nguyên đúng/sai, thành/bại, phải/trái... về nhất thể.

Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo
Chân dung Hoàng Quốc Bảo - Tranh Hoạ Sĩ Võ Đình

Bằng âm nhạc, tự những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, họ Hoàng đã thiết lập cho mình (hay cho người), những chiếc cầu tâm linh, bắc qua đôi bờ nhân gian và, lẽ đạo.

Dù không một chỉ dấu, chẳng một tận khai cố tình, bằng cõi tâm tĩnh, lặng, Hoàng Quốc Bảo, với cõi nhạc của mình, đã mặc nhiên mang đến người nghe, những hồi chuông lai tỉnh. Những thời kinh, những câu kệ nhắc gọi chúng sinh, hồi hướng bến giác.

Tính thiền hay lời gọi kêu chúng sinh rời bỏ bờ mê trong đời nhạc Hoàng Quốc Bảo, mỗi lúc, một thêm nồng nàn sở nguyện, bằng vào bản thân, qua những năm luân lạc, quê người, họ Hoàng càng thực chứng lẽ vô thường. Ðời hữu hạn.

Nơi cõi tạm, tôi nhớ cuối năm 1975, đầu năm 1976, Hoàng Quốc bảo, đưa thân mẫu từ tiểu bang Illinoise về quận hạt Orange County, ở miền Nam California.

Một buổi tối, nơi căn apartment ở thành phố Costa Mesa, trong căn phòng không đồ đạc, Hoàng Quốc Bảo ôm đàn, hát cho chúng tôi nghe một số nhạc cũ, mới của ông.

Trong số đó, có ca khúc nhan đề “Hồ Như”, với những câu như:

“Có lẽ ta về ai biết đâu - Trồng vàng hoa trên núi sương hào - có lẽ trăm rừng xanh trở lại - gọi đàn chim xa mãi về phương nào - có lẽ ta về như giấc mơ - làm dòng sông bôi xóa đôi bờ - có lẽ người hồi sinh trở lại - nhìn cuộc chơi quên bấy lâu nay.”

Khi nghe lần thứ hai câu “...làm dòng sông bôi xóa đôi bờ...” tôi rất muốn hỏi ông, “Hồ Như” là ca khúc được viết thời gian nào? Trước hay sau 30 tháng 4? Nhưng cuối cùng, tôi im lặng. Tôi im lặng vì trong một thoáng mơ hồ, người thanh niên ngồi bệt trên thảm, trước mặt tôi, người thanh niên lúc nào cũng như ngơ ngác, lạc lõng, dường không còn là Hoàng Quốc Bảo. Ông là một người khác. Với tôi, ông không “làm” (tôi nhấn mạnh) “dòng sông bôi xóa đôi bờ” mà ông chính “là” (tôi nhấn mạnh) dòng sông. Và, dòng sông ấy đã “bôi xóa đôi bờ.”

Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo
Thủ bút của Hoàng Quốc Bảo

Tôi không hỏi “đôi bờ” trong ca khúc “Hồ Như” của Hoàng Quốc bảo là đôi bờ nào. Tôi không hỏi bởi tôi nghĩ, nếu hỏi, chưa chắc giải thích của ông và cảm nhận riêng của tôi, đã gặp gỡ nhau. Với tôi, đó là “đôi bờ” của biến cố kinh hoàng, điếng tê mới xẩy ra. Còn tưa máu. “Ðôi bờ” với tôi là trong/ngoài một tổ quốc. “Ðôi bờ” với tôi là hai miền tử/sinh mà, con người bị phanh thây, đứng giữa...

Ðó cũng là thời gian chúng tôi cùng làm việc ở hãng Rockwell International, chi nhánh Newport Beach, trên đường Jamboree. Một năm sau, ông cho tôi biết, đã xin nghỉ việc để nhận công việc mới là thảo chương viên, cho công ty nước ngoài ở thành phố Los Angeles. Từ đó, chúng tôi ít có dịp gặp nhau.

Nhưng, tôi vẫn dõi theo bước đi của người “là” “dòng sông bôi xóa đôi bờ”! Như dõi theo những mơ ước bất toàn của chính mình.

Và, thời gian cho tôi hiểu, những thực chứng, những sở nguyện khởi tự khá nhiều nghịch cũng như thuận duyên, đã mang lại cho Hoàng Quốc Bảo (hay cho chúng ta) nhiều số tác phẩm mới. Những tác phẩm càng lúc càng cho thấy tính “bôi xóa đôi bờ” nơi ông.

Mười ca khúc phổ từ thi kệ, thiền thi của của các thiền sư như Nhất Hạnh, Huyền Không, Tịnh Từ, trong đĩa nhạc mang tên “Hú Dài Một Tiếng Lạnh Về Hư Không,” Hoàng Quốc Bảo một lần nữa, thống thiết trải rộng tấm lòng yêu người, trái tim thương đời của mình, tới người nghe, như một lời cảm ơn những ơn phước (mà, ông đã nhận được từ cảnh đời. Cảnh đời, hiểu theo một nghĩa nào, là phản quang hay, ảo hóa của ngục A Tỳ.)

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một ký giả của đài Little Saigon Radio ở miền Nam California, từ nhiều năm trước, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo cho biết, kể từ đĩa nhạc mang tên “Tịnh Tâm Khúc” cách đây nhiều chục năm, thì “Hú Dài Một Tiếng Lạnh Về Hư Không” là đĩa nhạc thứ hai của ông. Phần lớn những ca khúc trong đĩa nhạc vừa kể, được họ Hoàng sáng tác đầu thập niên 80. Nhạc sĩ Hồ Ðăng Tín đã bỏ ra 5 năm, cho phần soạn hòa âm.

“Rồi nhiều thiện duyên đến, nhất là với tâm ý hân hoan và, thôi thúc trong việc kỷ niệm mùa Ðản Sinh đầu thiên niên kỷ, chúng tôi nguyện đem lòng thực hiện,” tác giả “Hú Dài Một Tiếng Lạnh Về Hư Không” tâm sự.

Khi được hỏi quan điểm riêng về những ca khúc và những băng nhạc Phật Giáo ra đời trong những năm tháng gần đây, Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo nói:

“Tôi là người Cư sĩ Phật tử, lại trong giới sáng tác âm nhạc, thấy việc làm nào cũng có mặt tốt của nó. Nhạc mình như một đóa hoa nhỏ, trong vườn hoa nghệ thuật đầy mầu sắc. Có người thưởng ngoạn chỉ vì màu sắc sặc sỡ, lại có kẻ trang trọng với dị thảo, kỳ hương. Trong công tác nghệ thuật, tôi chỉ nguyện chính mình trân trọng hết sức với nghệ phẩm của mình. Không để bị chi phối vì bất cứ mục đích gì khi sáng tác, quyền lợi hay danh vị. Nhất là khi thực hiện, lấy nghệ thuật làm mục đích chính. Thứ đến mới nhượng bộ những điều kiện khác. Ðã làm hết sức mình rồi, kết quả ra sao, lúc ấy mới hoan hỉ chấp nhận...”

Câu trả lời của họ Hoàng, cho thấy quan điểm cũng như cung cách ứng xử của ông, không chỉ với nghệ thuật, mà còn với cả cuộc sống hàng ngày nữa.

Vẫn theo lời giới thiệu của ký giả phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, thì họ Hoàng chính thức sáng tác ca khúc kể từ năm 1969, thời còn ở Việt Nam.

Ông từng là người chủ trương những chương trình âm nhạc cho các đài phát thanh ở Thủ đô Saigòn, trước tháng 4, 1975, như đài Tiếng Nói Tự Do, đài Phát Thanh Saigon, đài Tiếng Nói Quân Ðội, nhưng ông không hề lợi dụng vị trí của mình, để phổ cập tên tuổi ông.

Ðề cặp tới đĩa nhạc “Hú Dài Một Tiếng Lạnh Về Hư Không” của Hoàng Quốc Bảo, một nhà báo khác, trong một bài viết trên nhật báo Việt Báo, cho biết nhan đề ấy, vốn là một câu thơ của Không Lộ Thiền Sư đời nhà Lý. Ðó là câu: “Có khi lên thẳng non hề/hú dài một tiếng lạnh về hư không.”

Cũng trên nhật báo Việt Báo, số cuối năm 2005 loan tin nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo... xuất gia. Xuống tóc. Ði tu. Tôi chia sẻ với người viết bản tin, khi nhấn mạnh rằng, sự việc vừa kể, không làm nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn ghi lại bản tin này, như một ghi chú quan trọng ở những năm cuối đời của họ Hoàng. Với cá nhân tôi, nó cũng là một hình thức “bôi xóa đôi bờ” mà thôi. Nguyên văn bản tin đó, như sau:

“Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã rời bỏ California để về xuất gia ở một Thiền Viện tại Việt Nam trong những ngày đầu tháng 12, 2005.” Ðược biết, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã tham dự lễ khánh thành Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 27 tháng 11, 2005 và rồi vài ngày sau đã trở về Thiền Viện Trúc Lâm ở Ðà Lạt và xuống tóc xuất gia với Thiền Sư Thích Thanh Từ trong những ngày đầu tháng 12, 2005.” Việc nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo xuống tóc đi tu không làm bao nhiêu người bất ngờ, vì nhạc sĩ đã nói ý nguyện này từ lâu, từ những ngày làm việc trong ngành Tin Học ở Sở Cấp Nước Los Angeles. “Mới vài năm trước, trong chuyến Hòa Thượng Thanh Từ lần cuối viếng thăm California, nhạc sĩ đã có tên trong danh sách xuống tóc đi tu trong buổi lễ ở Thiền Viện Ðại Ðăng, Nam Calif., nhưng khi xướng tên trên danh sách, tới khi đọc tên Hoàng Quốc Bảo, thì nhạc sĩ không có mặt - trước đó, nhạc sĩ đã lẳng lặng bước ra ngoài và chờ dịp khác.” Và lần này là một cơ duyên lớn. Nhân dịp lễ khánh thành Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Ðảo, một thiền viện tuy là mới tân trang cho Trúc Lâm Thiền Phái của HT Thanh Từ, nhưng theo sử thì chính nơi đây là dấu tích Phật Giáo xưa cổ nhất, chính nơi đây là chỗ các nhà sư do Vua Asoka của Ấn Ðộ cổ thời đặt chân vào Việt Nam làm trú xứ. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên còn là một thắng cảnh lớn với núi rừng nguyên sơ, cao 300 mét trên mặt biển...

Thiền Sư Hoàng Quốc Bảo
Hoàng Quốc Bảo sau khi ngày thế phát xuất gia, ảnh chụp 2007

“Sau khi dự lễ, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã về Trúc Lâm Thiền Viện ở Ðà Lạt, và xuất gia với HT Thanh Từ, vị Thiền Sư nổi tiếng nhất tại quê nhà và đang hoằng pháp Thiền Tông Trúc Lâm tại cả trong và ngoài nước.

“California tuy mất đi một nghệ sĩ tài hoa, nhưng Thiền Tông VN ở quê nhà lại đang có thêm một người gánh vác mới...”

Cách đây không lâu, nhân tang lễ một người thân trong gia tộc, tại một nhà quàn quận hạt Orange County, một số thân hữu đã được gặp lại tu sĩ Hoàng Quốc Bảo.

Ông không hát nữa. Dĩ nhiên. Có thể ông cũng không nữa “hồ như”...

Riêng tôi, gặp lại ông, tôi lại tự hỏi:

- Phải chăng, ông đã “là” “dòng sông bôi xóa đôi bờ” tự một xa xưa, tiền kiếp nào.

Du Tử Lê
(Tháng 3, 2010)

Friday, March 12, 2010

Tình Hoài Hương - Phạm Duy



Tình Hoài Hương
Nhạc & Lời Phạm Duy

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê...

Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất
Lúc tan chợ chiều xa tắp
Bóng nâu trên đường bước dồn
Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn!..

Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng?
Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười... ơ ơ ớ!
Ai về mua lấy miệng cười
Để riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ... ơ ớ ơ ơ ờ!

Quê hương ơi! Bóng đa ôm đàn em bé
Nắng trưa im lìm trong lá
Những con trâu lành trên đồi
Nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi...

Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu
Tiếng ru nỗi niềm thơ ấu
Cánh tay êm tựa mái đầu
Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu!

Điệp khúc:

Tình hoài hương!
Khói lam vương tâm hồn chìm xuống
Chiều xoay hướng!
Sống vui trong mối tình muôn đường.
Tình ngàn phương!
Biết yêu nhau như lòng đại dương
Người phiêu lãng!
Nước mắt có về miền quê lai láng
Xa quê hương! Yêu quê hương!



Dân Ca

Monday, March 8, 2010

2010 Oscars

Kathryn Bigelow - Best Director Oscars Winner:


Sandra Bullock -


Winfrey and Sidibe:




Best of 2010 Oscars:

Sunday, March 7, 2010

Michael Jackson's Ben



Ben by Michael Jackson:

Ben, the two of us need look no more
We both found what we were looking for
With a friend to call my own
I'll never be alone
And you, my friend, will see
You've got a friend in me
(you've got a friend in me)

Ben, you're always running here and there
You feel you're not wanted anywhere
If you ever look behind
And don't like what you find
There's something you should know
You've got a place to go
(you've got a place to go)

I used to say "I" and "me"
Now it's "us", now it's "we"
I used to say "I" and "me"
Now it's "us", now it's "we"

Ben, most people would turn you away
I don't listen to a word they say
They don't see you as I do
I wish they would try to
I'm sure they'd think again
If they had a friend like Ben
(a friend) Like Ben
(like Ben) Like Ben

Academy Award 2010 Nomination Announcements